Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ sáu, 22/11/2024, 22:41:38 PM (GMT+7)
Quỹ phát triển rừng trống rỗng, Bộ Tài chính vô can?
(10:28:01 AM 14/11/2013)(Tin Môi Trường) - Trước thông tin đẩy đưa giữa hai Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT về tiền quỹ phát triển rừng, Bộ Tài chính cho biết Quỹ là do Bộ NN quản lý, nhưng việc đốc thúc trả tiền là do Bộ Công thương. Bộ Tài chính không liên quan.
>> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> 10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
Ông Lại Văn Dương - Phó vụ trưởng Vụ Tài chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) khẳng định như vậy.
Danh sách các các thủy điện nợ đọng tiền phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng, Bộ NN công bố
PV: -Thưa ông, trước thông tin Bộ Công thương thì cho rằng EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện đã nộp tiền phí dịch vụ môi trường và phí trồng hoàn rừng về Quỹ phát triển rừng, trong khi đó Bộ NN&PTNT lại khẳng định chưa có đồng nào về quỹ.
Xin ông cho biết, theo nguyên tắc kiểm soát tài chính dòng tiền được đi như thế nào trong trường hợp này, thưa ông?
Ông Lại Văn Dương: - Ôi, cái đó phải làm việc với Bộ Nông nghiệp. Bộ Tài chính không nắm việc này.
Bộ NN&PTNT có cả một Hội đồng quản lý quỹ, có người giúp việc cho quỹ, có người theo dõi tiền ai trả, ai chưa chứ Bộ Tài chính làm sao nắm đượcviệc này?
PV: -Nhưng Bộ nói có, Bộ nói không và cuối cùng Quỹ không có đồng nào. Xét về nguyên tắc kiểm soát tài chính thì Bộ Tài chính phải biết được tiền đó đi đâu chứ ạ?
Ông Lại Văn Dương: - Việc sử dụng tiền thế nào, tiền đi đâu thì đều có cơ chế rồi. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam do Bộ NN&PTNT quản lý thì làm sao Bộ Tài chính biết được?
Việc thu - chi quỹ thế nào đã có quy định tại Nghị định 99 của Chính phủ. Cứ Nghị định đó mà thực hiện thôi.
PV: - Quỹ do Bộ NN&PTNT quản lý, nhưng tiền do Bộ Công thương trích trả. Bộ Tài chính nói không biết nghĩa là thế nào?
Ông Lại Văn Dương:- Đơn vị quản lý và chỉ đạo trực tiếp là Bộ NN&PTNT, nhưng chỉ đạo dọc hệ thống thủy điện, EVN là Bộ Công thương. Bộ Công thương phải có trách nhiệm chỉ đạo các chủ đầu tư thủy điện hoàn trả tiền phí sử dụng môi trường, tiền trồng hoàn rừng. Còn việc thu tiền về, chi bao nhiêu, tiền đi đâu là do văn phòng quỹ của Bộ NN. Quỹ này có cả bộ máy văn phòng giúp việc cơ mà.
Chắc chắn, Bộ NN&PTNT sẽ nắm được con số chi tiết ai trả, ai chưa và chi thế nào.
PV: - Vậy còn trách nhiệm của Bộ Công thương?
Ông Lại Văn Dương: - Họ chỉ có trách nhiệm phối hợp thôi. Vì trong kết cấu giá của EVN thì đã có quy định rồi, Bộ Công thương phải có trách nhiệm đốc thúc doanh nghiệp trả tiền. Có thể trả muộn, trả chậm cái này thì ngay cả văn phòng quỹ cũng phải có sự đôn đốc.
PV: - Quy định là vậy, nhưng tại sao 20.000 ha rừng bị phá không được trồng lại cũng không nộp tiền. Tiền phí sử dụng môi trường thì nợ đọng. Trong khi đó, hai bộ NN&PTNT và Bộ Công thương lại tìm cách đẩy cho nhau, thưa ông?
Ông Lại Văn Dương: - Cái đó thì phải làm việc với Bộ NN&PTNT chứ Bộ tài chính làm sao biết được?
PV:- Vậy trách nhiệm quản lý dòng tài chính, Bộ Tài chính nói sao?
Ông Lại Văn Dương: - Làm sao Bộ Tài chính biết được, cái này phải làm việc với Bộ NN&PTNT.
Tiền đi đâu?
Ngày 11/11, trao đổi với báo Đất Việt, ông Phạm Hồng Lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp một lần nữa khẳng định: "Tới nay số tiền gần 300 tỉ EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện còn nợ đọng cũng như toàn bộ số tiền phí trồng hoàn rừng vẫn chưa có tín hiệu được thanh toán", ông Lượng tái khẳng định.
Trước thông tin Bộ Công thương cho rằng EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện đã đóng hàng trăm tỉ đồng phí sử dụng môi trường và tiền trồng hoàn rừng về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng VN, ông Phạm Hồng Lượng cho rằng: "Bộ Công thương nói như vậy là không đúng. Bộ NN&PTNT sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Bộ Công thương về số tiền này.
Nếu Bộ Công thương nói các chủ đầu tư đã nộp tiền về Quỹ thì mời Bộ Công thương hãy công khai danh sách những chủ đầu tư đã nộp tiền cho Bộ NN&PTNT và dư luận biết", ông Lượng bức xúc.
Trước đó, ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định: "Trong năm 2012, hầu hết các địa phương có các dự án thủy điện lớn, đều thu được hàng trăm tỉ đồng từ các dự án thủy điện. Những địa phương có thủy điện vừa và nhỏ như Sơn La, các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thu được hàng chục tỉ đồng. Số tiền này đều nộp về quỹ phát triển rừng".
Ông Phong còn nhấn mạnh, toàn bộ số tiền đó đều đã được chi trả cho người dân để trồng lại rừng.
"Việc tại sao 20.000ha rừng chuyển đổi lại chỉ trồng được 1.000ha rừng là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT. Làm thế nào để tiền về quỹ là trách nhiệm của Bộ NN. Tại sao lại đẩy sang Bộ Công thương?", ông Phong đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, khẳng định lại lần nữa, ông Lượng cho biết, tới nay số tiền gần 300 tỉ EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện còn nợ đọng cũng như toàn bộ số tiền phí trồng hoàn rừng vẫn chưa có tín hiệu được thanh toán.
Trước tình trạng này, ngày 26/9/2013, Bộ NN&PTNT đã có công văn đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo, EVN và các đơn vị sản xuất thủy điện ngoài EVN khẩn trương hoàn trả số tiền này.
Lam Lam (báo Đất việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.