Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Phụ thuộc Trung Quốc: Nông sản chủ lực chịu trận
(01:26:54 AM 28/07/2014)Xuất khẩu gạo, cao su giảm mạnh
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, trong số ngành hàng có sự sụt giảm cả về giá trị và sản lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất là ngành hàng cao su và lúa gaok.
Xuất khẩu cao su đã giảm 10% về khối lượng và giảm 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Theo đó, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng Bảy chỉ đạt khoảng 103 nghìn tấn với giá trị 175 triệu USD, với ước tính này 7 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu cao su đạt 451 nghìn tấn với giá trị đạt 828 triệu USD.
Xuất khẩu giảm 7,9% về khối lượng và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu lúa gạo cũng trên đà sụt giảm từ đầu năm tới nay, giảm 7,9% về khối lượng và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng Bảy ước đạt 606 nghìn tấn với giá trị 278 triệu USD đưa khối lượng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm 2014 ước đạt 3,86 triệu tấn và 1,75 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo giảm sút ở hầu hết các thị trường, nhất là thị trường châu Phi trong khi Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần 39,11% và thay vì nắm thế chủ động với thị trường Trung Quốc vì thực tế Trung Quốc cần Việt Nam hơn do nhu cầu cho hơn 1,4 tỷ dân nhưng hiện xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc.
GS Võ Tòng Xuân – chuyên gia Nông nghiệp từng phân tích, nguyên nhân do phần lớn Việt Nam xuất khẩu qua đường tiểu ngạch, chất lượng gạo còn thấp nên việc xuất khẩu ra nước ngoài khó khăn hơn. Trong khi, Trung Quốc sẵn sàng thu mua mọi sản phẩm mà không cần chú ý nhiều về chất lượng.
Vấn đề quan trọng nữa là chưa có những chiến lược phát triển bền vững, thiếu liên kết sản xuất và yếu kém trong công nghệ chế biến sau thu hoạch.
Trái đắng vì phụ thuộc thị trường Trung Quốc?
Thực tế, việc xuất khẩu gạo, cao su sẽ sụt giảm đã được cảnh báo từ lâu với nhiều lý do mà các chuyên gia kinh tế từng chỉ ra trong đó nguyên nhân là vì Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, với cách thu mua dễ dãi, không đòi hỏi chất lượng của thương lái Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam lười biếng trong cách tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường.
PGS TS Nguyễn Văn Nam phân tích, các thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua sản phẩm thô của Việt Nam về tái chế, chế biến để nâng cao giá trị rồi kiếm lời. Gạo Việt Nam nhiều, Trung Quốc có nhu cầu, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cứ thế mang đi bán, không thiết lập được chuỗi giá trị, thiết lập được bạn hàng chiến lược.
"Tương tự, cao su, cà phê... cũng đều ở dạng sơ chế nên chỉ còn cách bán đổ bán tháo cho thị trường Trung Quốc, vốn dễ tính và có sức mua lớn", PGS TS Nguyễn Văn Nam nói.
PGS TS Nguyễn Văn Nam cũng thông tin, Trung Quốc chiếm hơn 40% thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, 60% thị trường xuất khẩu cao su, 70% thị trường xuất khẩu thanh long... Theo đó, khi đã nắm thị phần cao, gần như độc quyền tiêu thụ họ sẽ hạ giá sản phẩm, đặt điều kiện cho Việt Nam và lúc ấy họ được quyền kén cá chọn canh, không mua thì chúng ta chết.
Đồng quan điểm, GS Võ Tòng Xuân cũng cho biết, vì chủ trương xuất khẩu gạo giá rẻ nên tất cả mọi người làm giá rẻ, những người làm gạo chất lượng cao giá tốt sẽ bị ra rìa hoặc tước đi quyền nọ, quyền kia. Nhà nước tập trung sản xuất gạo giá rẻ, xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng khi Trung Quốc không mua, xuất khẩu gạo của Việt Nam lại chới với.
Trước thực tế này, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, Việt Nam đang chịu sức ép lớn về tiêu thụ gạo từ nay đến cuối năm khi Indonesia chưa có dấu hiệu sẽ nhập khẩu, các thị trường còn lại tiếp tục bị gạo Thái cạnh tranh gay gắt.
Ông Trần Thanh Hải Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sốt sắng: "Hiện nay gần như xuất khẩu gạo của ta phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Xu hướng giá gạo sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự biến động giá đối với thị trường Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới nhưng có nhiều rủi ro”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.