Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Phú Quốc hết đất phát triển du lịch !
(09:53:22 AM 27/08/2011)
Nhiều dự án trên đảo Phú Quốc có bảng quy hoạch nhưng lại “treo” triển khai dự án - Ảnh: Tấn Thái |
Một trong những lý do khiến BQL đưa ra kiến nghị trên là quỹ đất cho phát triển du lịch đã gần hết trong khi hàng loạt dự án được cấp phép trước đây vẫn chưa được triển khai.
"Sắp tới khi đề nghị chủ trương cấp dự án mới, các nhà đầu tư phải thực hiện nghiêm túc việc ký quỹ, nhằm đảm bảo lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lực, tránh tình trạng đầu cơ đất đai" ông Lê Văn Thi (chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang) |
Hiện nay, các vị trí đẹp ở khu vực bờ biển của đảo Phú Quốc như Bãi Trường, Bãi Dài, Bãi Thơm, Vũng Bầu... hầu hết đều đã có chủ. Tuy nhiên không ít nhà đầu tư “xí phần” dự án giữ đất chứ trên thực tế không triển khai xây dựng.
Bà Nguyễn Thị Loan, một người dân ở xã Dương Tơ, than thở: “Đất của tôi bị quy hoạch từ năm 2005 nhưng đến nay chẳng thấy nhà đầu tư nào triển khai, nhà cửa sửa chữa không được, con cái cưới vợ gả chồng ra riêng cũng không cho tách hộ”.
Tại khu vực Bãi Trường, vừa qua UBND huyện Phú Quốc yêu cầu các nhà đầu tư ứng tiền để giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên theo quy định thời hạn nộp tiền chậm nhất vào ngày 15-12-2010 nhưng nhiều nhà đầu tư “đầu hàng” và kiến nghị lùi thời gian nộp tiền đến quý 1-2011. Trước thực trạng này UBND huyện Phú Quốc “chốt” lại là lần cuối cùng vào ngày 25-2-2011.
Đây cũng là thời điểm nhiều nhà đầu tư yếu năng lực “lòi” ra, không đủ khả năng nộp tiền giải phóng mặt bằng. Cụ thể như tại dự án khu du lịch sinh thái của Công ty TNHH xây dựng thương mại Đông Nam, dù tiền giải phóng mặt bằng khoảng 10 tỉ đồng nhưng công ty này không đủ năng lực nộp tiền, triển khai dự án.
Tương tự, hàng loạt nhà đầu tư “bong bóng” khác tại Bãi Trường cũng bị phát hiện không đủ năng lực tài chính. Điển hình như dự án của Công ty TNHH Thái Nam, Công ty TNHH Biển Xanh... Hiện khu vực Bãi Trường đã có hàng loạt dự án bị thu hồi. Lý do chính là các nhà đầu tư này không nộp tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Theo chủ trương của BQL đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, khi dự án được duyệt thủ tục đến đâu thì bồi thường, giải tỏa đến đó. Tuy nhiên việc triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn. “Nguyên nhân chính là do một số nhà đầu tư không có năng lực, không nộp tiền và không nộp đúng theo tiến độ” - ông Nguyễn Văn Sáu, phó ban thường trực BQL đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, lý giải.
Cũng theo ông Sáu, ngoài những dự án ở khu vực ở Bãi Trường không nộp tiền đã bị thu hồi thì khu vực này có năm nhà đầu tư vẫn đang gặp khó khăn và nộp chậm như Công ty xây dựng thương mại Căn Nhà Mơ Ước, Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Nhiệt Đới... Một lần nữa UBND tỉnh Kiên Giang gia hạn thêm lần cuối là đến hết ngày 31-8 các nhà đầu tư phải nộp dứt điểm. “Nếu không đóng kịp thì chúng tôi quyết liệt thu hồi theo chỉ đạo của tỉnh” - ông Sáu khẳng định.
Thu hồi để cấp mới
Theo BQL đầu tư phát triển đảo Phú Quốc, diện tích đất các dự án du lịch - dân cư được chấp thuận chủ trương đầu tư hiện đã gần hết quỹ đất quy hoạch cho du lịch theo quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc được Thủ tướng phê duyệt. Chỉ còn quỹ đất dự trữ và một số vùng lõm nằm trong các dự án.
Dù quỹ đất dự trữ và vùng lõm còn lại rất ít nhưng các nhà đầu tư vẫn đề nghị xin chủ trương hoặc đã có chủ trương nay xin mở rộng dự án, trong khi các dự án hiện tại chưa triển khai hoặc triển khai rất chậm. Vì vậy, BQL kiến nghị UBND tỉnh tạm ngưng chủ trương đầu tư dự án mới, để tập trung chỉ đạo thúc đẩy triển khai các dự án đã có chủ trương đầu tư.
“Việc kiến nghị tạm ngưng chủ trương đầu tư mới nhằm rà soát lại năng lực các nhà đầu tư, chọn những nhà đầu tư thật sự có năng lực” - ông Sáu cho hay. Tuy nhiên, trong cuộc họp mới đây với BQL, ông Lê Văn Thi - chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - kết luận: trước mắt chưa dừng chủ trương cấp mới dự án, nhưng để kiểm soát chặt “đầu vào”, tỉnh Kiên Giang dự kiến sẽ áp dụng phương pháp ràng buộc để lựa chọn nhà đầu tư thông qua việc ký quỹ đầu tư từ 3-5% tổng mức đầu tư dự án.
Số tiền ký quỹ sẽ được nhà đầu tư gửi tại ngân hàng để cam kết đầu tư, nếu quá thời hạn theo quy định mà nhà đầu tư không triển khai lập dự án hoặc lập dự án không xong thì nhà đầu tư sẽ bị thu hồi dự án, số tiền gửi ký quỹ sẽ được sung vào công quỹ nhà nước.
Thí điểm đấu giá dự án
Đối với các dự án đã rút giấy phép, BQL đầu tư phát triển đảo Phú Quốc đưa ra ba phương án: đấu giá, tìm nhà đầu tư mới và ngân sách tỉnh đứng ra vay. Hiện tỉnh đang nghiên cứu xem xét các phương án. Trước mắt đã làm thủ tục đấu giá một dự án 10ha. Huyện cũng bỏ ngân sách ra 17 tỉ đồng để hoàn tất bồi thường cho dự án, sau khi đấu giá sẽ trả lại.
Hiện nay trên đảo Phú Quốc có 49 dự án với diện tích gần 4.000 ha đã được cấp chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, mới chỉ có 8 dự án đi vào hoạt động với diện tích rất khiêm tốn là 17 ha. Ngoài ra, trên đảo có 180 dự án khác với diện tích gần 7.500 ha có chủ trương đầu tư. |
Theo TẤN THÁI - TRUNG CƯỜNG/TT
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.