»

Thứ sáu, 22/11/2024, 22:16:43 PM (GMT+7)

Ông Vũ Khoan-Nguyên Bí thư Trung ương Đảng:Tụt hậu đang diễn ra trên nước chúng ta

(11:23:56 AM 19/07/2013)
(Tin Môi Trường) - “Thách thức lớn nhất của kinh tế Việt Nam hiện nay là chúng ta còn đang rất khó khăn, lúng túng trong khi thế giới lại đang thay đổi. Tụt hậu đang diễn ra trên nước chúng ta. Làm gì để kinh tế phát triển nhanh và bền vững đang là mối quan tâm của nhiều người”, chia sẻ của ông Vũ Khoan - Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ.

PV: Xin ông điểm qua vài nét khái quát về kinh tế Việt Nam?

 

Ông Vũ Khoan: Theo cảm nhận của tôi thì hiện nay nền kinh tế nước ta cùng một lúc đối mặt với ba loại vấn đề. Về ngắn hạn (nói là ngắn hạn nhưng cũng đã trên dưới 6 năm rồi) là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, lấy lại đà tăng trưởng. Về trung hạn là làm sao để 7 năm nữa, tức là tới 2020 nước ta về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Và về dài hạn là tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển.

 

Ba vấn đề đó đều phức tạp và lồng ghép nhau, tác động qua lại lẫn nhau, cái này là tiền đề cho cái kia. Về lý thuyết thì như vậy nhưng làm thế nào để cùng một lúc giải quyết cả ba vấn đề là chuyện không dễ chút nào, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn ẩn chứa biết bao điều bất trắc.

 

Bởi vậy muốn hay không thì có lẽ vẫn cần phải ưu tiên xử lý tình hình trước mắt vì kinh tế không ổn định thì làm sao đẩy mạnh được công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa? Làm sao chuyển sang mô hình phát triển hiệu quả và bền vững? Các phương cách xử lý các vấn đề ngắn hạn cần gắn với các yêu cầu trung và dài hạn chứ không cản trở hoặc đi ngược lại.

 

Ví dụ việc xử lý nợ xấu không chỉ nhắm “đánh thông cục máu đông” mà phải góp phần tái cấu trúc ngành tài chính-ngân hàng để nó an toàn hơn, hiệu quả hơn, hiện đại hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế thông qua hệ thống tín dụng lành mạnh.

 

Ông Vũ Khoan - Nguyên Phó thủ tướng Chính phủ.

 

Hoặc là, viêc xử lý tình trạng khó khăn trong tiêu thụ lúa gạo và một số nông sản khác... phải được đặt trong khuôn khổ tái cấu trúc cơ cấu sản xuất và tổ chức nền sản xuất nông nghiệp.

 

PV: Kinh tế Việt Nam chỉ có thể đứng lên từ nội lực. Ông có bình luận gì về nhận định này? Liệu kinh tế của ta có thể phát triển nhanh và bền vững?

 

Ông Vũ Khoan: Một cháu bé tập đi thì nội lực của nó vẫn là chính. Một con người làm nên sự nghiệp hay không thì nỗ lực bản thân vẫn là quyết định (trừ trường hợp “chạy”). Một nền kinh tế chỉ có thể vươn lên nếu biết phát huy đầy đủ nội lực của mình.

 

Khi nói đến “nội lực” nên hiểu cả lực vật chất lẫn lực tinh thần hay nói một cách khác là cả nội lực “cứng” lẫn nội lực “mềm”. Đó là trí tuệ biết chọn lựa và điều khiển cách đi phù hợp với tiềm năng và điều kiện của mình và xu thế của thế giới, tạo dựng và động viên được sự đồng tâm hiệp lực của cả dân tộc, biết huy động được cả nguồn lực bên ngoài phục vụ hiệu quả cho sự phát triển của mình.

 

Nói như vậy để thấy nội lực là chính nhưng ngoại lực rất quan trọng, nhất là nước ta đã hội nhập với thế giới đang được toàn cầu hóa ở trình độ cao. Vấn đề là sử dụng ngoại lực ấy để mình mạnh lên chứ không để mất mình.

 

Kinh nghiệm các cuộc chiến tranh giữ nước và công cuộc đổi mới cho thấy điều đó. Hoàn cảnh ngày nay cũng không khác.

 

Nếu làm tốt những điều nói trên thì nước ta hoàn toàn có thể phát triển nhanh và bền vững.

 

PV: Xung quanh câu chuyện kích cầu hay kích cung để kinh tế phát triển. Theo ông nên như thế nào?

 

Ông Vũ Khoan: Hiện nay chúng ta đang đứng trước một nghịch lý: không thắt chặt tiền tệ (thông qua cả ba kênh chủ yếu là phát hành, tín dụng và đầu tư, kể cả qua ngân sách) thì không kiềm chế được lạm phát 2 con số đã hoành hành từ năm 2007 (trừ năm 2009 và 2012).

 

Tác dụng phụ của đơn thuốc này là cả đầu vào (vốn cho sản xuất) lẫn đầu ra (tiêu dùng của toàn xã hội) đều thu hẹp, sản xuất đi xuống. Nhưng nếu nới lỏng tiền tệ (cả ngân sách và đầu tư) quá mức thì nguy cơ tái lạm phát lại gia tăng.

 

Vậy làm thế nào? Xem ra trong giới quản lý và khoa học đang có hai luồng ý kiến: gia tăng các biện pháp hỗ trợ sản xuất (thực tế là kích cung) hay kích thích tổng cầu (kích cầu).

 

Theo thiển ý của tôi, cung-cầu có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Hỗ trợ sản xuất tức là tạo ra việc làm và gia tăng thu nhập, từ đó kích cầu. Ngược lại kích thích tiêu dùng sẽ thúc đẩy sản xuất.

 

Vấn đề là liều lượng hợp lý để không bùng phát lạm phát cao (còn lạm phát ở mức nào thì trước mắt chúng ta đành chấp nhận do yếu kém nội tại của nền kinh tế và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước) và kích thích đúng kênh, đúng đối tượng, chủ yếu vào “kinh tế thực” chứ không vào “kinh tế ảo”. Nhất quyết không tạo nên bong bóng một lần nữa.

 

PV: Ông từng nhắc tới 8 căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể đó là những căn bệnh gì và theo ông cần làm gì để gỡ những bệnh đó?

 

Ông Vũ Khoan: Sở dĩ ta cần tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình phát triển là vì nền kinh tế nước ta có một số khuyết tật. Đó phải chăng là:

 

- Phát triển dựa chủ yếu vào đồng vốn và lao động, năng suất lao động tổng hợp thấp. Nói một cách khác là phát triển theo chiều rộng.

 

- Nền kinh tế không hiệu quả thể hiện ở hiệu quả sử dụng đồng vốn kém, tiêu hao nhiều.

 

- Kinh tế phát triển chưa bền vững. Tuy đạt được tiến bộ đáng kể về xóa đói giảm nghèo nhưng sự phân hóa giữa các tầng lớp dân cư và vùng miền có xu hướng doãng ra. Còn tồn tại nhiều vấn đề xã hội, kể cả chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa; môi trường bị hủy hoại.

 

- Cơ cấu kinh tế, nhất là đi sâu vào từng ngành, tiểu ngành, sản phẩm còn rất lạc hậu. Khả năng cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp cũng như hàng hóa và dịch vụ còn kém.

 

- Kinh tế chưa thực sự đứng vững trên đôi chân của mình, còn tùy thuộc quá nhiều vào bên ngoài cả về vốn lẫn công nghệ, thị trường.

 

- Thể chế còn quá nhiều bất cập.

 

- Chất lượng nguồn nhân lực cả trong quản lý lẫn sản xuất còn thấp kém.

 

- Hạ tầng sản xuất (bao gồm cà điện nước) và xã hội đều chưa đồng bộ, chất lượng thấp.

 

Thiết nghĩ quá trình tái cấu trúc và chuyển đỏi mô hình phát triển phải nhắm chỉnh sửa tất cả những khuyết tật này mới có thể có được một nền kinh tế có hiệu quả và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao.

 

PV: Có hai luồng ý kiến trái chiều. Một cho rằng tình hình kinh tế hiện đang rất nguy hiểm, không thể bình tĩnh. Ý kiến khác cho rằng cứ từ từ mà đi. Câu chuyện này còn đang gây tranh cãi. Ý kiến ông thế nào?

 

Ông Vũ Khoan: Tôi nghĩ kinh tế nước ta hiện nay chưa đến mức khủng hoảng hay suy thoái vì dù sao đi nữa tăng trưởng vẫn còn “dương”.

 

Nhưng rõ ràng trong những năm qua nó đã phải đối mặt với nhiều sự bất ổn và suy giảm ở mức đáng lo ngại. Sự tụt hậu xa hơn (chứ không chỉ là “nguy cơ”) so với nhiều nước trong khu vực là nhãn tiền. Đó là chưa kể những khuyết tật vốn có tạm liệt kê ở trên.

 

Chúng ta đã có cả một bộ máy đồ sộ dẫn dắt, điều hành nền kinh tế. Vấn đề chỉ là làm sao huy động được trí tuệ và sự đồng thuận của toàn xã hội, làm sao dân yên và vào cuộc (chứ không chỉ “hệ thống chính trị vào cuộc”) vì như Bác Hồ và thực tế cách mạng nước ta cho thấy rõ: “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

( Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ông Vũ Khoan-Nguyên Bí thư Trung ương Đảng:Tụt hậu đang diễn ra trên nước chúng ta

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI