Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Nuôi cá lăng cho lãi lớn
(10:48:35 AM 13/09/2012)Mấy năm gần đây, ở cả phía Bắc và phía Nam đều rộ lên phong trào nuôi cá lăng. Có những người đã thu hàng trăm triệu đồng chỉ với vài lồng cá lăng (trong khi họ nuôi tới 20 lồng cá điêu hồng mà chỉ thu được có 50 triệu đồng!). Sự chênh lệch đầy hấp dẫn ấy đã thu hút rất nhiều bà con quay sang nuôi cá lăng.
Ảnh minh họa
Cá lăng trước đây chỉ được khai thác trong tự nhiên, có những con nặng tới 50-60kg. Thịt của nó chắc, trắng và có vị thơm ngon, lại không có xương dăm. Vì vậy, giá cá lăng luôn luôn cao, lúc bình thường cũng phải 60.000-70.000 đồng/kg. Thế nhưng, đã có lúc giá cá lăng lên tới 170.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Minh Tuấn ở Eakao (TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) đã thu được 300 triệu đồng từ 4 lồng cá lăng. Ông đã tập trung làm thêm lồng nuôi. Năm 2011, ông thu tới 1,4 tỷ đồng; và năm 2012 này ông dự tính thu được 2 tỷ đồng… Hiện nay, ở tỉnh nào cũng có những điển hình nuôi cá lăng đạt kết quả mỹ mãn.
Điều đáng mừng là các chuyên gia về thuỷ sản của chúng ta đã thành công trong việc nhân giống cá lăng. Vì vậy, vấn đề chỉ còn là bà con phải nắm chắc kỹ thuật và chuẩn bị tốt chỗ nuôi… Cá lăng là loài cá nước ngọt. Ta có thể nuôi nó trong ao hồ hoặc trong lồng bè. Nó lớn rất nhanh. Vì vậy, vấn đề thức ăn và vệ sinh môi trường là những việc chúng ta phải hết sức quan tâm.
Nguồn nước để nuôi cá lăng đòi hỏi phải sạch và đảm bảo các thông số sau: pH 6-8; lượng oxy hoà tan phải trên 3mg/lít; độ trong phải từ 30-40cm; độ mặn không quá 5%o; hàm lượng amoniac thấp hơn 0,01mg/lít. Vì vậy, nếu nuôi trong ao, cứ 15-20 ngày là ta phải thay nước 1 lần, còn nuôi trong lồng bè thì phải chọn chỗ có mực nước sâu và có tốc độ dòng chảy vừa phải.
Lồng, bè phải có thể tích từ 10m3 trở lên. Không lạm dụng việc che chắn. Độ che phủ mặt nước không quá 30%. Công tác tẩy dọn ao và khử trùng phải làm hết sức nghiêm túc. Đảm bảo loại hết các loài cá dữ, các loại thiên địch ra khỏi ao. Phơi ao ít nhất 1-2 ngày. Dùng vôi bột và các loại chế phẩm sinh học để khử độc cho ao.
Cá giống phải tới các cơ sở lớn của Nhà nước hoặc của tỉnh để mua. Cá giống tốt không bị mất nhớt, đuôi và râu không bị bạc màu và có kích cỡ đồng đều. Trong ao có thể thả mật độ 6-8 con/m2. Còn trong lồng, bè có thể thả tới 60-70 con/m3. Ta nên thả cá vào buổi sáng. Trong tự nhiên, thức ăn của nó thường là các loại cá con, tôm, tép. Khi nuôi, ta mua cá tạp và cắt nhỏ ra cho chúng ăn.
Cũng có thể pha trộn thêm cám để làm thức ăn (với tỷ lệ 50% cám 50% cá xay nhuyễn và trộn đều). Ta cho ăn mỗi ngày 3 bữa (nhưng bữa chính là bữa tối; ta dành 40-50% lượng thức ăn vào ban đêm). Lưu ý bổ sung thêm vitamin, khoáng, men tiêu hoá và các chế phẩm sinh học cho cá…
Nếu làm tốt công tác phòng bệnh nữa thì nuôi cá lăng sẽ cho ta hiệu quả rất tốt.
Ý kiến bạn đọc về: Nuôi cá lăng cho lãi lớn
-
Le duc khanh (19:10:41 PM 30/11/2014)Tiêu đề
Cho mình xin dia chi và so diện thoại của ong Nguyễn Văn Tuấn, chủ co so nuoi ca lăng o ho eakao - Buon Ma Thuật - Đăk Lăk
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.