Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ sáu, 22/11/2024, 17:34:00 PM (GMT+7)
Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông
(09:37:42 AM 04/04/2013)(Tin Môi Trường) - Lịch sử từ xa xưa cho thấy, với điều kiện địa hình phức tạp, vùng biển Việt Nam hàm chứa sự bất lợi cho phát triển kinh tế cũng như quân sự.
>> Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao? >> Lũ dâng cao, đường phố Cao Bằng mênh mông biển nước
Vùng biển Việt Nam có địa hình phức tạp. (Ảnh: T.H/Vietnam )
Khó phòng thủ
Tuy có cấu trúc địa hình đa phân và núi và biển, song người Việt từ xưa tới nay chủ yếu dựa vào đất, chưa quan tâm đúng mức đến tiềm năng kinh tế các vùng biển mặc dù chiều dài bờ biển Việt Nam chiếm tới 3.260 km.
Trong hơn 10 thế kỷ kể từ năm 938 đến nay, Việt Nam thường đối diện với những nguy cơ tranh chấp về đường biên giới trên bộ, cả ở phía Bắc và ở phía Nam nhiều hơn là trên biển. Ngày nay, đường biên giới trên bộ của Việt Nam với ba nước xung quanh vẫn dài hơn khá nhiều so với đường bờ biển. Cho đến tháng 1/1974, Việt Nam chưa bao giờ phải chịu sức ép quá lớn về tranh chấp chủ quyền đối với khu vực biển và hải đảo.
Đường bờ biển ở miền Trung dài và có nhiều nơi thuận lợi để làm cảng nước sâu, đáng lẽ đó phải là điều kiện vật chất tốt để tạo ra sự giàu có cho quốc gia ven biển. Nhưng một điều đáng tiếc là địa hình ven biển thiếu chiều sâu và chiều rộng không gian nên luôn chứa đựng sự bất lợi cả cho việc phòng thủ lẫn việc phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước. Champa một thời hùng mạnh về nghề đi biển cũng vì nguyên nhân này mà bị diệt vong trước cả kỷ nguyên mà thuyền buồn và đại bác thống trị trên các đại dương.
Riêng đối với người Việt, trong thời hậu kỳ phong kiến (thế kỷ XVII-XIX), ít nhất đã có ba chính quyền bị suy sụp và thất bại nhanh chóng sau các cuộc tấn công của kẻ địch vào thủ đô qua đường biển (hải quân của Nguyễn Ánh đã đột kích thành công vào Quy nhơn của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc năm 1792, vào Phú Xuân của vua Quang Toản nhà Tây Sơn năm 1801 và sau này Thành Huế của Nhà Nguyễn đã thất thủ trước người Pháp vào năm 1883).
Tất cả điều này chứng minh yếu tố bất lợi về địa hình đối với bên phòng thủ một khi bên tấn công đã phong tỏa đường đường biển, không có đường rút lui.
Có thể thấy rằng cấu trúc địa hình chữ S trên đất liền của Việt Nam, dù nằm ngay cạnh một biển vô cùng quan trọng, nhưng dựa trên cấu trúc địa hình này đã không thể hướng nổi các mối quan tâm của cộng đồng cư dân vào các lợi ích kinh tế biển. Từ đó không đủ sức tập trung các nguồn lực từ đất liền cho các mục tiêu dài hạn cho phát triển kinh tế biển.
Sẽ bứt phá khi ở thế chân tường
Lịch sử cho thấy, trong từng thời kỳ nhất định, Nhà nước và xã hội Đại Việt cũng có những mối quan tâm nhất định đối với biển. Giai đoạn từ cuối thời nhà Lý đến giữa thời nhà Trần (thế kỷ XII-XIII), người Việt đã có sự tận dụng tốt hơn lợi thế của biển để mở rộng quan hệ thương mại với các nước. Đó là thời kỳ chứng kiến sự thành lập, phát triển sầm uất của thương cảng Vân Đồn (từ 1149); các cuộc viễn chinh qua đường biển của người Việt vào lãnh thổ Champa…
Tuy nhiên, trong hai thế kỷ tiếp theo, các kỹ năng của người Việt liên quan biển gần như bị chững lại và suy thoái.
Sự kiện Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đã mở ra một thời kỳ mới mẻ trong lịch sử Việt Nam, làm xuất hiện xứ Đàng Trong trong cục diện đối đầu với Đàng Ngoài. Quyết định vượt biển vào Nam lúc đó của Nguyễn Hoàng diễn ra khi bị đặt vào đường cùng trước nguy cơ bị họ Trịnh tận diệt.
Những người đi khai phá phương Nam buộc phải có sự thay đổi cả về tư duy, lề lối làm ăn và tập quán sinh hoạt theo hướng gần hơn với biển, điều sẽ không thể có được khi người ta chỉ sinh sống quanh quẩn ở đồng bằng miền Bắc.
Khi phân tích đến yếu tố đặc điểm dân tộc, không nên đổ riệt cho đặc trưng “tâm lý cư dân lúa nước,” cho lề lồi làm ăn có tính tiểu nông “manh mún” từ bao đời nay đã quyết định tư duy “đất liền” của người Việt mà quên đi tâm thức hướng biển.
Lịch sử cũng đã nhiều lần chứng minh, khi bị dồn vào hoàn cảnh không có đường lùi, người Việt rất biết cách bứt phá. Thời hiện đại, chúng ta đã từng biết rõ điều này vào một số thời điểm như mùa đông năm 1946 và mùa đông năm 1986, khi tất cả dân tộc chỉ còn dựa vào niềm tin.
Muốn trở thành một cường quốc trên biển, chắc chắn dân tộc Việt Nam phải tiếp tục bồi đắp bản lĩnh cho mình.
Chưa nhận thức đầy đủ vai trò Biển Đông đối với sự phát triển của đất nước
Năm 1802, Nguyễn Ánh, một ông hoàng rất am hiểu về lợi thế sức mạnh của quyền kiểm soát trên biển với sự giúp đỡ của những người châu Âu đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn.
Trước việc triều Nguyễn được kế thừa những nền tảng kinh tế-xã hội có căn tính ven biển dưới thời các chúa Nguyễn trước đây và tiếp tục lựa chọn Huế (Phú Xuân cũ) - một đô thị sát biển làm thủ đô, những tưởng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển về biển. Song thực tế không phải vậy.
Nguyên nhân trước hết vẫn là hạn chế từ thể chế chính trị của nhà nước phong kiến rập khuôn từ Trung Quốc nên mang bản chất chuyên chế, độc đoán cao, không khuyến khích mở cửa bang giao.
Nguyên nhân thứ hai là việc Triều đình Huế, do phải tính đến khả năng cân bằng quyền lực với Miền Bắc và Miền Nam, đề phòng những khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh và dân số đông hơn ly khai đã chủ trương theo đuổi chính sách kinh tế “trọng nông,” “bế quan toả cảng”.
Nguyên nhân thứ ba, các vị vua nhà Nguyễn ưu tiên cho việc mở rộng lãnh thổ đế quốc trên đất liền, chủ yếu là cuộc chiến tranh khốc liệt. Hậu quả của cuộc chiến tranh này đã làm kiệt quệ mọi nguồn sức mạnh của Đại Nam.
Mặc dù dưới thời Minh Mạng, hải quân cũng được quan tâm, hải đội đã tung hoành ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng mọi sự chuyển biến theo chiều hướng tệ hại chỉ sau đó ít lâu (chưa đến 10 năm). Hải quân đã bị bỏ quên, trang bị vũ khí yếu kém, ít luyện tập nên từng bị cướp biển Tàu đánh bại ngay trước cửa nhà. Phần lớn thuyền bè bị cất vào kho và trở nên mục nát.
Sự lãng quên vai trò của biển trong việc duy trì, củng cố sức mạnh quân sự và kinh tế một thời tạo nên cơ đồ nhà Nguyễn đã khiến Việt Nam phải trả một cái giá khủng khiếp khi chứng kiến sức mạnh quân sự của hạm đội Pháp ở Đà Nẵng vào năm 1858-1859.
Về cơ bản, trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam, việc duy trì đường lối đối ngoại và kinh tế chỉ chú trọng quan hệ với Trung Hoa và coi thường quan hệ với các nước khác đã mang đến một hậu quả tiêu cực lâu dài đối với sự phát triển của dân tộc. Do vậy, mặc dù là một đất nước có vị trí gần biển và giàu tài nguyên biển nhưng người Việt không nhận thức được đúng đắn vai trò của biển, hải đảo thông qua việc sử dụng nhân tố này để phá cục diện mất cân bằng chiến lược với Trung Quốc.
Ngày nay, với đường lối chính sách độc lập, mở cửa trên tinh thần làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của dân tộc và tạo điều kiện khả năng phát triển các tiềm lực kinh tế biển.
Tuy nhiên, việc áp dụng thành công nguyên lý kết hợp giữa hai nhân tố thể chế vượt trước và lợi thế mặt tiền của biển còn tuỳ thuộc rất nhiều vào việc hiểu đúng bản chất cả về ưu thế và bất lợi đối với đất nước. Từ đó, xác định bước đi đúng đắn cho việc thực hiện chiến lược biển của quốc gia.
Đặng Xuân Phương (Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.