Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Nghệ An: Lao đao vì thủy điện
(16:13:35 PM 21/07/2012)
Theo số liệu quy hoạch, Nghệ An có 41 công trình thủy điện vừa và nhỏ có thể khai thác và kêu gọi đầu tư xây dựng đến năm 2015. Các dự án thủy điện tập trung dày đặc tại thượng nguồn sông Lam, như: Bản Vẽ, Khe Bố, Sông Con, Khe Thơi, Yên Thắng, Nậm Nơn, Bản Ảng, Xốp Cốc (huyện Tương Dương); Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Nhan Hạc, Sông Quang, Châu Thôn, Tiền Phong (huyện Quế Phong); Mỹ Lý, Nậm Mô, Nậm Mô 1, Nậm Tít, Can Nam (huyện Kỳ Sơn)...
Cấp phép tràn lan
Cấp phép xây dựng ồ ạt nhưng việc triển khai thực hiện các dự án thủy điện ở Nghệ An lại không đúng tiến độ, hàng loạt dự án sau nhiều năm phê duyệt vẫn nằm trên giấy.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương Nghệ An, trên địa bàn tỉnh hiện có 18 dự án thủy điện không triển khai xây dựng đúng tiến độ. Trong đó, Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi 7 dự án; cho dãn tiến độ thực hiện thêm 1 năm với 11 dự án, nếu không triển khai xây dựng đúng kế hoạch sẽ kiến nghị thu hồi.
Vì thiếu đói, hàng trăm hộ dân đã bỏ khu tái định cư để về khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ sinh sống
Ông Nguyễn Huy Cương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An, nhìn nhận: “Trước đây, việc xây dựng quy hoạch phát triển thủy điện ở tỉnh có nhiều điểm chưa hợp lý, cấp phép quá nhiều dự án. Quan điểm của chúng tôi là các dự án nhỏ và vừa nếu chậm triển khai thì cần thu hồi. Hiện nay, để bảo đảm môi trường sinh thái, Nghệ An không nên phát triển thêm dự án thủy điện nữa”.
Mất nhiều hơn được
Từ năm 2006, để thi công Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, hơn 2.100 hộ dân ở huyện Tương Dương phải di chuyển đến nơi ở mới, chủ yếu tập trung tái định cư tại 2 xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương. Nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định nhưng đời sống người dân thuộc diện ảnh hưởng của dự án vẫn gặp nhiều khó khăn. Hàng loạt hộ dân chuyển tới khu tái định cư nhiều năm nhưng vẫn chưa có đất sản xuất. Vì thiếu đói, họ kéo nhau bỏ nơi ở mới quay về khu vực lòng hồ thủy điện Bản Vẽ mưu sinh.
Tính đến hết tháng 6-2012, đã có trên 200 hộ với khoảng 500 người quay về sinh sống quanh lòng hồ, trong đó có 36 hộ với 164 người đã bán nhà và bỏ hẳn khu tái định cư. “Chúng tôi tái định cư hơn 2 năm nhưng đất sản xuất không có, đói quá nên phải bỏ về. Về quê, dù ngập nước nhưng vẫn có thể xuống hồ đánh bắt cá, lên đồi phát nương làm rẫy, hằng ngày vẫn có cái ăn” - chị Lê Thị Mây, ngụ xã Ngọc Lâm, phân trần.
Việc vận hành của Thủy điện Bản Vẽ khiến sông Nậm Nơn bị bồi lắng, chia cắt, giao thông đường thủy bị tê liệt. Đầu tháng 5-2012, 4 xã thượng nguồn sông Nậm Nơn là Bắc Lý, Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn), Nhôn Mai, Mai Sơn (huyện Tương Dương) đã bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài khiến đời sống của hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn. “Lòng sông cạn, trơ bùn đất khiến việc đi lại khó khăn. Hiện tượng này chỉ mới xuất hiện khi có Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ” - một người dân ngụ xã Mai Sơn bức xúc.
Ông Hồ Sỹ Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An, nhận xét: “Việc xây dựng các đập tích nước trên các dòng sông sẽ khiến cân bằng hệ sinh thái bị phá vỡ, đời sống của nhiều người dân khu vực thượng lưu và cả hạ lưu bị ảnh hưởng. Xây dựng nhà máy thủy điện nếu không xem xét kỹ sẽ mất nhiều hơn được. Bởi lẽ, thủy điện đem lại lợi ích chủ yếu cho một nhóm người, còn số đông người dân bị ảnh hưởng của dự án lại không được hưởng lợi”.
Trên 10.000 hộ dân chưa có điện Ông Bùi Xuân Hùng, Trưởng Phòng Quản lý điện năng - Sở Công Thương Nghệ An, cho biết vì lợi ích chung nên cho dù tỉnh có hàng chục dự án thủy điện nhưng nhiều hộ dân phải chấp nhận “hy sinh” - không có điện dùng. Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 23 xã với trên 10.000 hộ dân vẫn chưa có điện sử dụng. Dự kiến đến năm 2015, Nghệ An mới có thể giải quyết tình trạng thiếu điện cho các hộ dân. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.