Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Chủ nhật, 19/01/2025, 08:36:33 AM (GMT+7)
Nghệ An: Công trình thủy lợi tiền tỷ "đắp chiếu" hơn 6 năm
(15:31:29 PM 14/04/2013)(Tin Môi Trường) - Nhà nước đầu tư xây dựng những công trình tiền tỷ với mục đích phục vụ nhu cầu cần thiết của xã hội và đem lại những lợi ích chính đáng cho người dân. Thế nhưng tại xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương (Nghệ An) có một công trình thủy lợi xây xong “đắp chiếu” đã hơn 6 năm nay, gây bức xúc dư luận.
>> Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù >> 200 tấn cá chết trên hồ thủy lợi ở Đồng Nai >> Lâm Đồng: Chưa tháo dỡ công trình sai phạm tại sân golf Đồi Cù Đà Lạt >> Đà Lạt đốc thúc tháo dỡ công trình trái phép trong sân golf Đồi Cù >> Nghiên cứu thành công sơn phản xạ nhiệt nano chống nóng cho các công trình ngoài trời
Dự án trạm bơm Cầu Sến, xã Thanh Đức với 2 tổ máy, được xây dựng từ nguồn vốn của Chương trình 135 (giai đoạn 2) của Chính phủ. Công trình hoàn thành năm 2007, do Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư, với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng. Toàn bộ đường ống được thiết kế với chiều dài hơn 596m đường ống thép phi 600, chạy qua cánh đồng Cây Mãn, nằm cách biệt với mặt đất hơn 1,5m bởi một hệ thống chân trụ là bêtông cốt thép rất vững chắc.
Ngoài ra, công trình còn có một hệ thống dẫn nước bằng bêtông dài trên 885m, có nhiệm vụ dẫn nước từ đường ống về vùng nguyên liệu chè. Tin vui ấy đến với bà con các xóm có tuyến kênh chạy qua như "đất hạn gặp mưa rào," ai cũng phấn khởi đợi chờ một công trình thủy lợi vĩ đại. Khi trạm bơm và tuyến kênh này đi vào hoạt động sẽ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 8 0ha chè công nghiệp của người dân trong vùng mà tuyến kênh đi qua; đời sống người dân sẽ được nâng cao nhờ năng suất, sản lượng chè tăng cao, góp phần thay đổi bộ mặt của vùng quê nghèo.
Tuy nhiên, đã hơn 6 năm trôi qua kể từ ngày công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng, đến nay công trình vẫn chưa cho bà con trong khu vực một giọt nước mát. Máy móc, đường ống đã hoen rỉ, kênh bê tông cỏ mọc um tùm. Việc xây dựng trạm bơm và tuyến kênh không phát huy tác dụng gây lãng phí lớn về kinh tế của Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân. Bởi vậy, đã nhiều năm nay người dân ở đây mặc nhiên gọi con kênh này là " Con Rồng khô !".
Bà Đậu Thị Oanh, Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Đức cho biết, khi bắt đầu tiến hành thực hiện dự án, công trình này đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân nhưng các cấp chính quyền từ huyện, xã nhiệm kỳ đó đã bất chấp, vẫn đơn phương thực hiện.
Qua nhiều lần đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp tiếp xúc cử tri tại địa phương, nhân dân phản ánh hệ thống đường ống vắt ngang cánh đồng, chia cánh đồng thành hai nửa gây rất nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của bà con, trong khi đó hệ thống đường ống, trạm bơm đầu mối vẫn vô tác dụng và đang nằm... phơi nắng .
Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng công trình “bạc tỷ” bị bỏ hoang phí là do các cơ quan chức năng địa phương đã không khảo sát, tính toán kỹ trước khi xây dựng, đặt địa điểm xây dựng công trình chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đây là một trong những công trình thể hiện sự lãng phí nguồn kinh phí khi đầu tư không đúng chỗ, dẫn đến không phát huy được hiệu quả kinh tế.
Viết Hùng (TTXVN)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.