Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Nan giải vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
(08:35:49 AM 03/07/2012)Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của hàng chục nghìn lao động nông thôn của Hà Nam. Những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền địa phương đã nỗ lực giải quyết vấn đề việc làm cho đối tượng này, nhưng đến nay Hà Nam vẫn còn hàng nghìn nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi chưa có việc làm và công tác này vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Xã Bạch Thượng (huyện Duy Tiên) là một trong những địa phương có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích khác nhiều nhất tỉnh Hà Nam. Từ năm 2005 đến nay, Bạch Thượng đã giao gần 300 ha đất nông nghiệp (chiếm gần 50% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã) của 1.515 hộ giao cho các dự án; trong đó có 148 hộ, với hơn 440 lao động giao 100% diện tích đất nông nghiệp. Bởi vậy, bài toán giải quyết việc làm cho số lao động thiếu đất cũng như không còn đất sản xuất của xã này càng trở nên cấp thiết và được cấp uỷ, chính quyền xã quan tâm hơn bao giờ hết. Hàng năm, xã phối hợp với Hội Nông dân, Trung tâm khuyến nông tỉnh, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh, huyện... tổ chức từ 4 đến 5 lớp dạy nghề miễn phí với các nghề: mây giang đan, gò, hàn, may, thêu ren, chế biến gỗ... cho những nông dân bị thu hồi đất. Nhờ đó, nhiều lao động đã được giải quyết việc làm, cơ bản ổn định cuộc sống.
Đến năm 2010 Bạch Thượng đã có trên 600 lao động làm việc tại KCN Đồng Văn, 25 hộ làm nghề mộc, 112 hộ làm mây giang đan, 36 hộ làm thêu ren, 135 hộ duy trì nghề xây dựng, hơn 160 hộ kinh doanh dịch vụ và trên 300 lao động đi làm ăn ở ngoại tỉnh. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, các mối hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của một số ngành, nghề sản xuất kinh doanh bị thu hẹp và gặp nhiều khó khăn nên hầu hết những ngành, nghề xã đã tổ chức đưa về như thêu ren, mây giang đan... đều không thể duy trì.
Ảnh minh họa
Năm 2011, xã Bạch Thượng đã tiến hành khảo sát, thống kê toàn bộ số lao động địa phương với mục đích nắm bắt nhu cầu học nghề của người dân để phục vụ cho công tác dạy nghề của xã những năm tiếp theo có hiệu quả hơn. Kết quả cho thấy, trong số hơn 4.000 lao động của xã thì có tới 3.000 lao động không có việc làm, thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, song chỉ có trên 200 người có nhu cầu học nghề. Số này chủ yếu là đối tượng trong độ tuổi từ 30 - 55, khó có cơ hội đi làm ở doanh nghiệp và không thể tự kiếm việc làm hay đi làm ăn xa. Một số lao động không đăng ký học nghề vì họ cho rằng những nghề được học đều không đáp ứng nhu cầu cũng như hiệu quả kinh tế. Do đó, trong 2 năm vừa qua, xã Bạch Thượng chỉ mở được 3 lớp dạy nghề may, gò, hàn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, chưa có lớp dạy nghề nào được mở tại địa phương. Cái khó đối với một xã vốn không có nghề truyền thống lại thêm gần 50% diện tích đất nông nghiệp (dự kiến đến cuối năm 2012, tỷ lệ này sẽ là 70%) được chuyển đổi mục đích sang phát triển công nghiệp, giao thông như Bạch Thượng hiện nay là phải tìm ra và phát triển một ngành nghề nào đó vừa phù hợp với khả năng lao động của người dân địa phương, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định, lâu dài.
Thêm một khó khăn nữa trong vấn đề giải quyết việc làm ở Bạch Thượng là chất lượng lao động ở đây còn thấp nên lao động trong KCN phần lớn là làm công việc phổ thông, thường không ổn định và thu nhập thấp. Bên cạnh đó, hầu hết số lao động làm ở các KCN đều trong độ tuổi 18 - 30, còn số lượng lớn lao động trong độ tuổi 31 - 55 lại không thuộc diện tuyển dụng của doanh nghiệp. Theo chính quyền xã, Bạch Thượng hiện mới chỉ có khoảng 50% số lao động trong độ tuổi có việc làm và việc làm không ổn định chủ yếu làm nghề đồng nát, phụ xây, làm mộc, kinh doanh nhà trọ, bán hàng...
Từ năm 2006 đến nay, huyện Thanh Liêm đã có hơn 800 ha đất nông nghiệp được thu hồi để phát triển các KCN, tiểu thủ công nghiệp và giao thông, dịch vụ thương mại... ảnh hưởng đến hơn 10 nghìn hộ, tương ứng với trên 48 nghìn nhân khẩu, chiếm 37,6% dân số toàn huyện. Việc dạy nghề, truyền nghề tạo việc làm mới, việc làm thêm cũng được cấp ủy, chính quyền quan tâm đẩy mạnh. Trên địa bàn huyện hiện có 13 làng nghề truyền thống, 14 làng có nghề và trên 100 doanh nghiệp, tổ hợp khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng... Đây chính là lợi thế của huyện trong giải quyết việc làm cho lao động khi bị thu hồi đất. Nhưng đến nay, huyện Thanh Liêm cũng mới giải quyết việc làm cho trên 21 nghìn lao động, đạt 27,5% tỷ lệ lao động trong độ tuổi.
Tại các địa phương khác trong tỉnh, công tác giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Mặc dù hầu hết số người đến độ tuổi lao động trong toàn tỉnh Hà Nam thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đều được tham gia các lớp học nghề miễn phí. Bằng hình thức "cầm tay chỉ việc" và dạy nghề lưu động, các trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện, các trường cao đẳng nghề trên địa bàn đã góp phần tạo việc làm, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng nghìn lao động tại các vùng nông thôn, nhất là vùng có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Tuy vậy, số người tìm được việc làm ổn định sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp còn rất thấp. Ngoài một số nghề như đi làm thuê theo thời vụ, buôn bán nhỏ, chạy xe ôm… nhiều nông dân cũng không biết làm việc gì khác, đặc biệt những lao động ở độ tuổi trên 35 rất khó tìm được việc làm ổn định.
Ông Trần Hồng Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" cho biết: Những năm qua, UBND tỉnh Hà Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc biệt là ở những vùng có đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng như: Tăng cường tư vấn dịch vụ hướng nghiệp và dạy nghề, nhất là đối tượng tuổi từ 15 đến 30, đào tạo tại chỗ, chuyển đổi nghề cho lao động trên 35 tuổi đối với những công việc không đòi hỏi kỹ năng phức tạp. Theo đó, từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 20 nghìn lao động được học các nghề: thêu ren xuất khẩu, ghép nứa sơn mài, đan bẹ chuối, trồng nấm, chăn nuôi bò sữa… nhưng hiện nay tỷ lệ lao động nhất là nông dân có đất bị thu hồi có việc làm ổn định còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Thời gian tới, tỉnh Hà Nam sẽ chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trong tỉnh chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo với chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương.
Thiết nghĩ, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ là tiền đề, tạo điều kiện phần nào cho các hộ dân sau khi Nhà nước thu hồi đất chuyển đổi nghề nghiệp, người lao động cần phải có sự chủ động trong tìm kiếm ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng, năng lực bản thân. Có như vậy mới giải quyết có hiệu quả và bền vững được vấn đề lao động động, việc làm, có thu nhập ổn định cho nhười nông dân khu vực nông thôn bị thu hồi đất thực hiện chuyển đổi mục đích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.