Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Năm 2014: “Chợ” nào sẽ giúp tăng thị phần?
(08:52:15 AM 05/02/2014)Mở ra xu hướng phân phối hiện đại
Năm 2013 có tới 60.730 DN giải thể ngừng hoạt động nhưng Vinamit – chuyên bán hàng sấy khô vẫn tồn tại và có doanh số kinh doanh đáng ghi nhận. Vinamit trực tiếp bắt tay với siêu thị Co.opmart để phân phối sản phẩm của chính mình. Mặt trước ghi tên sản phẩm Vinamit, mặt sau ghi tên Co.opmart. Còn trên đất Mỹ, Vinamit “cộng hưởng” với Hãng phân phối Dole doanh số hàng năm của hãng đồ sấy này tại Mỹ lên tới 7 tỷ USD.
“Đây là cách mượn lực bên ngoài để phát triển”- ông Nguyễn Lâm Viên - Giám đốc Vinamit khẳng định. Cả Co.opmart lẫn Dole là những nhà phân phối đình đám. Việc DN trực tiếp phối hợp với doanh nghiệp phân phối ở các siêu thị- những cái chợ hiện đại- được xem như là một giải pháp cứu nguy trong nền kinh tế lao dốc.
Chợ truyền thống sẽ phải cạnh tranh với kênh và hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, chợ online, thương mại điện tử... (ảnh minh họa).
Một xu thế bán lẻ mới nữa đang lên ngôi thời hội nhập là việc DN tiếp thị hàng tại điểm bán lẻ. Tức là DN tập trung giới thiệu cho người đi mua hàng chứ không phải cho người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm đó. Hình thức kinh doanh này đang được các hãng sữa ngoại thương hiệu lớn như Abbot, Mead Johnson khai thác.
“DN trực tiếp liên doanh với nhà phân phối sẽ mang lại nhiều cơ hội cho DN”- ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội khẳng định. Ông Phú nhận xét: Hệ thống bán lẻ nội địa cũng đang chuyển từ phân phối truyền thống là các chợ sang kênh hiện đại là siêu thị và những điểm bán hàng tập trung. Ngoài ra, còn có hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi phân bổ rộng khắp cả nước. Cách làm này hạn chế được tối đa các khâu phân phối trung gian, DN tối đa hóa được lợi nhuận, đơn vị phân phối có nguồn cung ổn định.
Lo ngại thâu tóm!
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự thâm nhập từng bước của giới đầu tư nước ngoài. Bài toán đặt ra là làm sao để hợp tác có lợi mà không bị “nuốt chửng”, bởi năm 2013 nhiều thương hiệu cho thấy sau hợp tác là thâu tóm. Trong đó trường hợp của Bibica là điển hình. Bibica đang có nguy cơ vĩnh viễn biến mất và rơi vào tay đại gia bán lẻ Lotte - Hàn Quốc.
Xung quanh giải pháp để các DN nội có thể tự đứng vững, kể cả khi “bắt tay” với DN ngoại, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cho rằng: Năm 2014 chính sách thu hút đầu tư sẽ mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì thế, để có thể “sống sót và phát triển” các DN trong nước phải cạnh tranh và tiến lên, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. “Hội nhập mang lại những thách thức, nhưng kèm với đó là cơ hội có thêm thị trường, cạnh tranh và chuyển giao công nghệ”- ông Thành nói.
Thực tế thời gian qua, thị trường bán lẻ đã chứng kiến sự bắt tay của 4 DN lớn kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ Việt Nam đó là: Satra, Hapro, Phú Thái và SaigonCo.op nhằm tạo nên một liên minh bán lẻ, với kỳ vọng xây dựng một thương hiệu lớn để có "sức mạnh" cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, sự hợp tác này chưa đem lại thành công như kỳ vọng bởi còn nhiều rào cản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.