Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ năm, 21/11/2024, 15:01:31 PM (GMT+7)
Mua nước mặt cao hơn giá nước sạch, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?
(11:47:11 AM 09/11/2019)(Tin Môi Trường) - Việc chấp thuận tạm tính giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống cao hơn cả giá nước sạch bán cho người dân và giá bán bình quân của các công ty cấp nước khác khiến nhiều người đặt câu hỏi Hà Nội có ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 >> Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc >> Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? >> Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
Nhà máy nước mặt Sông Đuống đang được UBND TP Hà Nội cấp bù giá khi bán nước cho các đơn vị khác - Ảnh: QUỐC TUẤN
Năm 2019, năm đầu tiên Nhà máy nước mặt Sông Đuống bán, phân phối nước sạch ở Hà Nội với lưu lượng hơn 100.000m3/ngày đêm. Và để mua nguồn nước của đơn vị này, liên ngành TP đã trình UBND TP Hà Nội phương án cấp bù gần 200 tỉ đồng cho phần chênh lệch giá bán buôn.
Tháng 7-2017, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản ký văn bản quy định giá bán nước sạch tối đa của Nhà máy nước mặt Sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m3, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Việc chấp thuận tạm tính giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống trên cao hơn cả giá nước sạch bán cho người dân theo quy định của UBND TP Hà Nội đang áp dụng. Thậm chí giá ấy còn cao hơn giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh nước sạch và cao hơn cả giá thực thu sau khi trừ chi phí khấu hao.
Chính điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi có hay không sự ưu ái với Nhà máy nước mặt Sông Đuống?
Duyệt giá mua nước mặt cao hơn giá bán nước sạch
Theo tìm hiểu, từ quy định giá tạm tính 10.246 đồng/m3 nước, sau khi Nhà máy nước mặt Sông Đuống hoàn thành phân kỳ 1 với công suất 150.000m3/ngày đêm, cuối năm 2018, Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống (chủ đầu tư Nhà máy nước mặt Sông Đuống) đã gửi các đơn vị kinh doanh nước sạch trên địa bàn Hà Nội giá bán nước sạch của mình bằng giá tạm tính là 10.246 đồng/m3.
Tuy nhiên, nguồn tin cho biết cả hai đơn vị kinh doanh nước sạch là Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội cho rằng không đủ nguồn lực tài chính để mua nước với giá 10.246 đồng/m3 mà Công ty nước mặt Sông Đuống "chào hàng".
Cũng theo nguồn tin trên, cùng thời điểm này, Công ty nước mặt Sông Đuống cũng đã đề nghị UBND TP Hà Nội chấp thuận phê duyệt phương án giá bán nước sạch tạm thời của Nhà máy nước mặt Sông Đuống là 10.246 đồng/m3.
Công ty nước mặt Sông Đuống cũng đề nghị Sở Tài chính làm việc với các đơn vị liên quan (Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội) thống nhất giá bán tạm thời theo phương án 10.246 đồng/m3, để từ tháng 12-2018 các đơn vị có cơ sở tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, liên ngành tài chính - xây dựng Hà Nội cũng ghi nhận giá bán nước sạch bình quân của Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội cho người dân chỉ hơn 9.700 đồng/m3. Còn nếu tính tỉ lệ thu tiền nước chỉ đạt 81%, giá bán nước sạch sau khi trừ tỉ lệ hao hụt chỉ còn hơn 7.900 đồng/m3.
Vì vậy, với phương án Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội "phải mua" nước từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống với giá 10.246 đồng/m3 là "khá vô lý". Bởi theo lý giải của đơn vị này, lưu lượng nước phải mua khoảng 80.000m3/ngày đêm, tương đương 29,2 triệu m3/năm và với giá mua, bán như trên, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội sẽ "lỗ" hơn 190 tỉ đồng/năm.
Tương tự, tình cảnh này cũng sẽ khiến Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội "lỗ" gần 60 tỉ đồng/năm khi mua nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống với giá trên.
Lấy ngân sách bù giá mua nước đơn vị tư nhân
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, tháng 12-2018, liên ngành tài chính - xây dựng và Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội, Công ty nước mặt Sông Đuống cùng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét chấp thuận giá bán nước của Nhà máy nước mặt Sông Đuống cho các đơn vị là 7.700 đồng/m3.
Ngoài ra, liên ngành TP Hà Nội còn đề xuất phương án cấp bù "phần thua lỗ" của hai đơn vị mua nước của Công ty nước mặt Sông Đuống cũng như cho chính công ty này.
Trên cơ sở số liệu ghi nhận và tính toán chi phí lưu thông nước của các đơn vị, liên ngành tài chính - xây dựng thống nhất đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét chấp thuận tạm thời thanh toán cho Công ty nước mặt Sông Đuống với giá hơn 8.800 đồng/m3 nước bán ra.
Như vậy, với giá nước thực bán cho hai nhà máy nước sạch Hà Nội của Nhà máy nước mặt Sông Đuống là 7.700 đồng/m3, liên ngành đề xuất UBND TP Hà Nội cấp bù giá (phần thua lỗ do chênh lệch giá bán, mua) cho các đơn vị trong năm 2019 tổng số tiền gần 200 tỉ đồng.
Cụ thể, theo nguồn tin, số tiền liên ngành đề nghị UBND TP Hà Nội cấp bù trong năm 2019 cho Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội khi mua 80.000m3/ngày đêm là hơn 118 tỉ đồng.
Tương tự, cấp bù Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội là hơn 37 tỉ đồng. Đặc biệt, liên ngành đề nghị UBND TP Hà Nội cấp bù cho Công ty nước mặt Sông Đuống khoảng 43 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu, sau kiến nghị của liên ngành, ngày 9-1-2019 Văn phòng UBND TP đã có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội: chấp thuận về nguyên tắc với đề xuất của liên ngành.
Đồng thời, UBND TP cũng giao Sở Xây dựng hướng dẫn Công ty nước mặt Sông Đuống, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội, Công ty cổ phần Nước sạch số 2 Hà Nội thống nhất tổ chức việc phát nước thương mại từ ngày 10-1-2019.
Giá nước sạch sinh hoạt 5.973 đồng/m3Hiện nay, giá nước sinh hoạt ở Hà Nội được tính theo quyết định 38 của TP ban hành năm 2013, lộ trình từ ngày 1-10-2015 bán với giá 5.973 đồng/m3 (đối với 10m3 đầu tiên); từ trên 10m3 đến 20m3 là 7.052 đồng; trên 20m3 đến 30m3 là 8.669 đồng và trên 30m3 là 15.929 đồng.
(Theo Tuổi Trẻ)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Mua nước mặt cao hơn giá nước sạch, Hà Nội đang ưu ái Nhà máy nước mặt Sông Đuống?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.