Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Mỗi tháng TP.HCM chi bao nhiêu để chống ngập?
(18:08:34 PM 21/09/2015)
Tiền chi cho công tác chống ngập ở TP.HCM đã vươt quá khả năng chi trả của ngân sách nhà nước ( anh K.B)
Sau trận ngập khủng khiếp cách đây vài ngày, nhiều người dân ở TP.HCM thắc mắc không biết, tiền chi cho công tác chống ngập mỗi tháng tốn bao nhiêu?
Theo số liệu chúng tôi thu thập được, chỉ tính tiền duy tu nạo vét, quản lý và vận hành hệ thống cống thoát nước trên địa bàn TP, trong 8 tháng đầu năm 2015 đã tốn hơn 103 tỉ đồng. Như vậy trung bình mỗi tháng tiền chi cho hoạt động quản lý vận hành thoát nước ( nạo vét công, vận hành trạm bơm…) đã hơn 10 tỉ đồng.
Riêng trong tháng 9-2015, theo báo cáo của Công ty TNHHMTV Thoát nước Đô thị TP, để đảm bảo công tác duy tu, quản lý vận hành hệ thống thoát nước cần tới 13,4 tỉ đồng.
Về chống ngập nói chung, trong báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ mới đây, UBNN TP cho biết, trong 10 năm qua, số tiền chi cho các dự án chống ngập đã hơn 24.300 tỉ đồng. Tuy nhiên, các dự án này cũng chỉ mới tạo được ra được khoảng 1,2% khối lượng công việc theo quy hoạch chống ngập cho TP. Để chống ngập cho khu vực rộng 550 km2, trong giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cần huy động khoảng 66.820 tỉ đồng.
Cũng theo báo cáo của UBDN TP, tính đến hết năm 2014, tổng dư nợ vay của các dự án chống ngập đã hơn 25.100 tỉ đồng. Dự kiến trong 5 năm tới, bình quân mỗi năm TP phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để chi trả nợ gốc và lãi vay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.