Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Lá sắn cũng “xuất khẩu”!
(17:15:37 PM 23/12/2012)Thời gian qua, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành - Hậu Giang đua nhau trồng sắn (khoai mì) nhưng chỉ lấy lá và ngọn bán cho thương lái.
Thương lái không thu mua, nhiều hộ dân như ngồi trên lửa khi nhiều công sắn đã quá ngày thu hoạch. Bà Đặng Thị Hồng Cúc (ngụ ấp Phước Long) chán nản: “Tôi có 10 công sắn trồng xen với cam sành, giờ cây sắn cao gần 1,3 m mà gọi điện năn nỉ mãi nhưng thương lái không đến mua. Bón bao nhiêu phân cho cam sành thì bị cây sắn “hút” hết, làm cây cam không phát triển được. Nếu vài ngày tới không bán được, chắc tôi đốn hết sắn”.
Thương lái tên Giang, thu mua lá sắn tại xã Đông Phước A: “Tôi thu mua lá và ngọn sắn của dân rồi bán lại cho Công ty Phú Thành ở KCN Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang-PV). Nghe nói công ty này mua để xuất khẩu đi nước ngoài. Mấy tháng nay, tôi không đi gom nữa vì công ty tồn hàng, chưa xuất được”.
Theo bà Loan, thương lái thu gom lá và ngọn sắn là người trong xã, chứ không phải là thương lái “bí ẩn” như một số thông tin đã nêu. “Cây sắn trồng lâu năm xen canh với vườn cây ăn trái, nếu không bổ sung chất dinh dưỡng sẽ gây xói mòn đất. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân không nên trồng thêm và nếu người nào muốn chuyển đổi cây trồng từ sắn sang các loại cây ăn trái khác thì ngành nông nghiệp xã sẽ hướng dẫn” - bà Loan nói. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều không muốn chặt bỏ cây sắn vì loại cây này không bị sâu bệnh, giống sẵn có, chỉ tốn nước tưới và phân bón nên chi phí không nhiều, lại cho thu nhập cao.
Dè chừng thương lái Trung Quốc
Ông Trần Quang Hành, Trưởng Phòng NN-PTNN huyện Châu Thành, cho biết: Cây sắn được trồng chủ yếu ở xã Đông Phước A và chủ trương của huyện sắp tới là không mở rộng diện tích vì nếu trồng nhiều, cung vượt cầu, thương lái sẽ ép giá. Lá sắn sau khi mua về sẽ được sấy khô, đóng gói xuất khẩu sang châu Phi hoặc làm chất phụ gia cho thức ăn chăn nuôi. “Chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi, nếu có thương lái Trung Quốc đến huyện thu mua hoặc thuê người trồng cây nông nghiệp sẽ có biện pháp ngăn chặn” - ông Hành khẳng định. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)