Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Kinh tế xanh - sự lựa chọn tốt nhất cho phát triển bền vững
(14:16:00 PM 04/06/2012)
Hội thảo “Kinh tế xanh và phát triển bền vững” (nguồn ảnh: internet)
Các đại biểu có cùng quan điểm: Kinh tế xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Bài học của các nước cho thấy kinh tế xanh đem lại lợi ích và ý nghĩa to lớn trong hầu hết các lĩnh vực, bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng, quản lý môi trường và tạo công ăn việc làm cho xã hội...
Việt Nam đã ban hành và thực hiện khung chính sách theo hướng “Xanh hóa các ngành công nghiệp hiện hữu” như: tiếp tục thực hiện Định hướng phát triển bền vững; sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các dự án cải thiện ô nhiễm, bảo vệ môi trường; Chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường tới năm 2015, tầm nhìn 2025... Việc áp dụng các chính sách và thực hiện các chương trình trên trong những năm qua đã có những đóng góp ban đầu làm xanh hóa các ngành công nghiệp, các hoạt động này sẽ tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới.
Thực tế, kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua dù luôn đạt được mức tăng trưởng cao, nhưng mức tăng trưởng này không hề tính đến những chi phí do suy giảm tài nguyên và thiệt hại môi trường gây tổn hại cho nền kinh tế. Để Việt Nam sớm có nền kinh tế xanh, bền vững, theo đại biểu của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Chính phủ nên lưu ý xem xét và giải quyết các vấn đề về giám sát thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh, lồng ghép yếu tố môi trường vào quy hoạch phát triển, phát triển khoa học công nghệ và đề cao tiêu dùng xanh.
Viện Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững nêu ý kiến, phát triển kinh tế xanh, bền vững, trước hết cần ưu tiên cho các lĩnh vực: phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng hệ thống giao thông bền vững, xây dựng các tòa nhà hiệu quả, khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất và quản lý, sử dụng nguồn nước sạch, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng sinh thái và phát triển du lịch; tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sinh khối, năng lượng thay thế. Viện đề nghị sớm điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật pháp phù hợp với tập quán quốc gia và thông lệ quốc tế theo xu hướng phát triển kinh tế xanh. Hệ thống pháp lý toàn diện và cụ thể sẽ là cơ sở tốt cho việc đưa ra các chính sách quản lý phát triển kinh tế phù hợp ở các cấp, các ngành.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần phải thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện quá trình “Công nghiệp hóa sạch”; tập trung nỗ lực để xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nhiều đại biểu đề xuất, Chính phủ cần có những biện pháp chính sách nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài, hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tài chính từ cộng đồng quốc tế cho các khu vực kinh tế xanh; đồng thời đòi hỏi sự cam kết của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; kết hợp phát huy nội lực với hợp tác quốc tế, thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.