Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Thứ năm, 21/11/2024, 23:41:38 PM (GMT+7)
Không in thêm tiền để trả lương cho người lao động
(07:18:58 AM 18/01/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - “Chính phủ chưa bao giờ in thêm tiền để trả lương cho người lao động, do đó bản chất của việc tăng lương không gắn với vấn đề tiền tệ, về cung tiền, nên không gắn với lạm phát”, Bộ trưởng Vương Đình Huệ khẳng định.
>> Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động >> Doanh nghiệp nào đang được người lao động yêu thích để ứng tuyển nhất? >> Tết Nguyên đán 2017, người lao động được nghỉ 10 ngày >> Không trả lương 10 kiểm soát viên không lưu kém tiếng Anh >> Phạt báo Người lao động 20 triệu đồng vì quảng cáo sai phép
"Nếu minh bạch chính sách, giải thích kỹ, tăng lương sẽ không gây ra tâm lý té nước theo mưa" (ảnh minh họa).
Trả lời người dân về tình trạng mỗi lần tăng lương là một lần các mặt hàng tiêu dùng ào ạt tăng giá, việc tăng lương không mang lại ý nghĩa đích thực là cải thiện đời sống cho công chức, viên chức mà còn tạo cơ hội cho lạm phát tăng cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Đây cũng là trăn trở của các cơ quan quản lý, của Chính phủ và Bộ Tài chính.
“Chúng ta mong muốn tăng thu nhập thực tế, chứ không phải tiền lương danh nghĩa, lương tăng 1 mà giá cả tăng 1,5 hoặc 2 lần thì không có ý nghĩa gì. Tôi rất chia sẻ với độc giả cũng như những người làm công ăn lương” – ông nói.
Theo lý giải của Bộ trưởng Huệ, nguồn tăng lương hàng năm hoàn toàn dựa vào tăng thu ngân sách Nhà nước. Ví dụ, tất cả các bộ, ngành địa phương đều phải dành 50% số vượt thu hàng năm để làm công tác cải cách tiền lương, địa phương nào thừa phải nộp cho Trung ương, thiếu thì được hỗ trợ.
Ông nhấn mạnh, Chính phủ chưa bao giờ in thêm tiền để trả lương cho người lao động, do đó bản chất của việc tăng lương không gắn với vấn đề tiền tệ, về cung tiền, nên không gắn với lạm phát. Nguyên nhân lạm phát là do yếu tố tiền tệ, do chi tiêu công không hiệu quả hoặc nới lỏng chi tiêu công… Việc tăng lương không liên quan đến cung tiền, không trực tiếp làm gia tăng lạm phát.
Hiện tại, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đang xây dựng đề án tiền lương để trình Hội nghị Trung ương 5, điều quan trọng nhất vẫn là nguồn thu. Chính sách điều hành vẫn đang nỗ lực cơ cấu lại chi tiêu ngân sách, tăng thu ngân sách để tăng lương.
Tuy nhiên, theo phân tích của ông Huệ, ở đây có hai vấn đề: Một là, đối với khu vực sản xuất, khi tiền lương tăng, giá thành và chi phí đẩy sẽ tăng lên, tác động một phần tới giá bán. Hai là, việc tăng lương làm quỹ tiêu dùng xã hội tăng lên, tổng cầu tăng lên.
Như vậy, theo ông, biện pháp quan trọng nhất là khi tăng lương phải tăng năng suất lao động xã hội tương ứng, để đảm bảo cân đối tiền - hàng, sẽ không xảy ra hiện tượng chi phí đẩy hay lạm phát… Tức là tiền lương tăng lên nhưng giá thành, giá bán đơn vị sản phẩm không thay đổi và chúng ta phải nỗ lực đi theo hướng này.
“Và theo tôi, yếu tố tâm lý hết sức quan trọng. Nếu chúng ta minh bạch chính sách, giải thích kỹ, tăng lương sẽ không gây ra tâm lý té nước theo mưa” – ông nhấn mạnh.
Cụ thể, trong tháng 10/2011, Chính phủ đã điều chỉnh lương tối thiểu cho khu vực sản xuất, nhưng tháng 8, 9, 10, 11, chỉ số CPI vẫn tiếp tục giảm nhờ làm tốt công tác truyền thông.Từ ngày 1/5 tới, mức lương cơ bản với cán bộ, công chức, người nghỉ hưu, người có công tăng từ 830.000 đồng lên 1.000.050 đồng. Phụ cấp công vụ sẽ tăng từ 10% lên 25%.
Như vậy, vấn đề ở đây là phải tiếp tục tuyên truyền, giải thích rõ với đông đảo người dân thấy rằng việc tăng lương không trực tiếp ảnh hưởng đến các yếu tố về cung tiền, đến lạm phát. Nếu làm tốt, ông khẳng định, yếu tố lạm phát kỳ vọng sẽ được kiềm chế, lạm phát thực tế sẽ không đi trước hay song hành với việc tăng lương.
Người đứng đầu Bộ Tài chính cũng nhìn nhận, việc tăng lương thời gian tới đặt trong bối cảnh vẫn kiềm lạm phát được ở mức dưới một con số “là một nhiệm vụ rất gian khổ, khó khăn”.
Bích Diệp - Nguyễn Hiền/Dân trí
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.