»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:18:48 PM (GMT+7)

Khánh Hòa: Lại xin gia hạn cho tàu…có nguy cơ gây ô nhiễm

(09:00:04 AM 20/10/2016)
(Tin Môi Trường) - Tàu du lịch Jupiter trọng tải trên 20.800 tấn neo đậu trong vùng nước cảng biển tỉnh Khánh Hòa, tại khu vực vịnh Vân Phong từ tháng 6/2010. Đến nay, tàu này vẫn nằm “cố thủ” ở đây mặc dù cơ quan chức năng đã rất nhiều lần yêu cầu di dời để đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và nhất là để phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

Theo Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, tàu Jupiter thuộc Công ty Royal Group Limited, người đứng tên công ty này mang quốc tịch Canada. Tàu Jupiter có chiều dài 175,2m, rộng 22m, trọng tải 20.851 tấn. 

Khánh[-]Hòa:[-]Lại[-]xin[-]gia[-]hạn[-]cho[-]tàu…có[-]nguy[-]cơ[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]

Tàu du lịch Jupiter trọng tải trên 20.800 tấn neo đậu trong vùng nước cảng biển tỉnh Khánh Hòa, tại khu vực vịnh Vân Phong từ tháng 6/2010. 

 

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, tàu Jupiter từ Vũng Tàu đến vịnh Vân Phong ngày 6/6/2010 để sửa chữa tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin và từ đó "nằm lỳ" một chỗ. Cảng vụ Hàng hải Nha Trang đã triển khai nhiều biện pháp đôn đốc, nhắc nhở thuyền trưởng, chủ tàu có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu khi vào neo đậu tại vịnh Vân Phong, đồng thời yêu cầu chủ tàu phải nhanh chóng đưa tàu ra khỏi khu vực này. Thế nhưng hơn 6 năm qua, chủ tàu Jupiter đã đưa ra “điệp khúc” xin gia hạn thời điểm di dời do khó khăn về tài chính.
 
Ngày 15/9/2016, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa, tiến hành kiểm tra thực tế tình trạng tàu Jupiter. Sau đó, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang đã có báo cáo gửi Cục Hàng hải Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa về tình trạng con tàu này và tiếp tục đề nghị chủ tàu nhanh chóng di dời tàu. Ông Lê Lâm Tuyền - Phó trưởng Phòng An toàn và Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cho biết: Hiện nay con tàu này vẫn…neo ổn định tại vùng nước vịnh Vân Phong. Về tình trạng kỹ thuật của tàu, hệ thống máy chính và một số trang thiết bị hàng hải không hoạt động. Hệ thống máy phát điện phục vụ chiếu sáng, cung cấp điện cho một số trang thiết bị cần thiết như thông tin liên lạc, đèn tín hiệu hoạt động bình thường. Trên tàu có 8 người, trong đó có 7 thuyền viên và 1 người đại diện. 
 
Đại diện Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cũng cho biết, sau rất nhiều lần xin gia hạn thời điểm di dời, mới đây chủ tàu Jupiter lại xin cho con tàu này được tiếp tục neo đậu ở vịnh Vân Phong đến hết tháng 12/2016. Trong khi đó, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang chưa bao giờ gặp được chủ tàu thực sự, vì ở Việt Nam chỉ có người đại diện. Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cũng đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Cục Hàng hải Việt Nam, về việc xem xét có chấp thuận hay không việc gia hạn thời điểm di dời tàu Jupiter. Đến ngày 17/10, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang vẫn chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của hai cơ quan nêu trên. 
 
Về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển từ tàu Jupiter, ông Lê Lâm Tuyền, Phó trưởng Phòng An toàn và Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang cho biết: Trang thiết bị để kiểm tra dưới đáy con tàu này không có. Nhưng qua kiểm tra…bằng mắt thường vùng nước xung quanh cũng như đo đạc trên tàu, tình trạng vỏ tàu kín nước, chưa phát hiện rò rỉ dầu ra bên ngoài. Ô nhiễm từ con tàu này chưa có nhưng chưa chắc là không có, thời gian dài có thể ô nhiễm sẽ xảy ra. 
 
Trong khi đó, người dân đã đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa có biện pháp xử lý tàu Jupiter. Vì con tàu này đã bỏ hoang nhiều năm, làm ảnh hưởng đến môi trường. Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, nhận thấy việc neo đậu dài ngày của tàu Jupiter ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, ô nhiễm môi trường, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang đã phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh yêu cầu, đôn đốc chủ tàu Jupiter áp dụng ngay biện pháp, nhằm bảo đảm an toàn cho tàu di dời ra khỏi vùng biển Khánh Hòa, vào tháng 8/2015. Tuy nhiên, đến nay chủ tàu vẫn chưa hoàn thành các nội dung cần thiết để di dời. 
 
UBND tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị: Cảng vụ Hàng hải Nha Trang chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và các ngành chức năng, tăng cường các biện pháp xử lý, cưỡng chế để chủ tàu khẩn trương hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc kéo tàu Jupiter ra khỏi vùng biển Khánh Hòa, nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển tại khu vực.
NGUYÊN LÝ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khánh Hòa: Lại xin gia hạn cho tàu…có nguy cơ gây ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI