Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Hoãn nhà máy điện hạt nhân tới 2020: Tin rất đáng mừng!
(14:41:23 PM 16/01/2014)GS Cao Chi, nghiên cứu viên cao cấp Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã chia sẻ với Đất Việt như vậy khi nghe tin về việc có thể sẽ hoãn khởi công nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) đến năm 2020 thay vì theo kế hoạch là năm 2014.
Người dân thôn Vĩnh Trường đang xem bảng quy hoạch nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1
Trước đó, ngày 15/1, tại lễ tổng kết của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “PVN phải đảm bảo khí để làm cụm nhà máy điện 5.000MW thay thế cho 4.000MW điện nguyên tử, bởi nhà máy điện nguyên tử có thể sẽ phải hoãn đến năm 2020 mới khởi công (theo kế hoạch là năm 2014). Làm điện nguyên tử phải an toàn cao nhất, hiệu quả cao nhất, không đạt không làm”.
Ngay lập tức thông tin này được giới chuyên gia về ĐHN vui mừng đón nhận.
GS Cao Chi chia sẻ, riêng đối với cá nhân ông đây quả là một tin rất đáng mừng.
“Vậy là chúng ta sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị những gì còn khiếm khuyết. Hiện nay nhân lực cho ĐHN vẫn còn yếu kém lắm. Nếu chậm lại ta sẽ có thời gian để chu đáo hơn trong công tác chuẩn bị nhân lực, có thời gian đào tạo thêm, chắc chắn thì mới làm”, GS Cao Chi phấn khởi.
Cùng chung quan điểm này, TS Lê Văn Hồng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam cũng chia sẻ, trước đó bản thân ông và các cán bộ có trách nhiệm đối với dự án nhà máy ĐHN từng có kiến nghị lên cấp trên xem xét không nhất thiết phải khởi công đúng thời điểm Quốc hội đã đề ra. Lý do là vì với dự án này cần thận trọng về mọi mặt nên nếu có thời gian chuẩn bị chu đáo sẽ tốt hơn.
Trước đó, từng thể hiện quan điểm về việc phát triển ĐHN, năm 2011, GS Phạm Duy Hiển kiến nghị: Nên lùi thời điểm làm ĐHN 10 năm.
“Trong điều kiện Việt Nam chưa có bất cứ lợi thế nào để làm ĐHN, nên lùi thời điểm bắt đầu xây dựng nhà máy ĐHN 10 năm để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng về công nghiệp”, GS Phạm Duy Hiển nói.
Khi đó GS Phạm Duy Hiển đề nghị: “Ta không nên từ bỏ hoàn toàn ĐHN như nước Đức. Nhưng ta không nên ưu tiên ĐHN bằng cách định kế hoạch 2020 vận hành tổ máy đầu tiên, sau đó xây một lèo 16 lò phản ứng trong 10 năm. Nên tạm lùi thời hạn 2020 lại ít nhất là 10 năm”.
Ông gợi ý, trong thời gian đó, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng về nhân lực. Chừng nào chưa có ít nhất 100 chuyên gia thứ thiệt và một hệ thống điều hành tốt trong ngành hạt nhân để họ phát huy năng lực của mình thì chưa nghĩ đến chuyện bắt đầu. Chưa kể các điều kiện khác đều phải đạt đến khối lượng tới hạn về tài chính, hạ tầng công nghiệp đủ sức tiêu hóa được công nghệ ĐHN, và nhất là niềm tin của công chúng, yếu tố số một bảo đảm sự thành công.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)