»

Thứ năm, 31/10/2024, 14:24:25 PM (GMT+7)

Hoa Tết: Trồng mà run!

(08:23:03 AM 03/12/2012)
(Tin Môi Trường) - Năm nay, nhiều nhà vườn ở các làng hoa ĐBSCL lo ế ẩm vì đến giờ vẫn chưa có đơn đặt hàng; nơi thì cây chết, ra hoa sớm...

Làng hoa Sa Đéc - Đồng Tháp, nơi được mệnh danh là “vương quốc hoa miền Tây”, từ lâu đã nổi tiếng với nhiều chủng loại hoa. Vậy mà năm nay, phần lớn người trồng hoa ở đây rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, sản xuất cầm chừng cho đỡ nhớ nghề.

 

 

“Vương quốc hoa” lay lắt

 

Hội Sinh vật cảnh thị xã Sa Đéc cho biết làng hoa ở đây đang đứng trước nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ sụt giảm trầm trọng. Năm nay, nông dân tập trung trồng một số loại hoa, cây kiểng phục vụ các công trình công cộng, lễ hội hoặc trang trí nội thất. Riêng diện tích hoa, kiểng bán Tết đang dần thu hẹp lại vì thiếu đơn đặt hàng.

 

Cùng chung cảnh ngộ khó khăn như bao nhà vườn chuyên trồng hoa, cây kiểng bán Tết ở ĐBSCL, năm nay, nông dân làng hoa Sa Đéc không dám mạo hiểm đầu tư lớn nhằm tránh rủi ro do thị trường không có dấu hiệu gì khả quan. Ông Phan Thanh Tùng, một người có thâm niên gần 20 năm trồng hoa ở khóm Tân An, phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, cho biết: “Các hộ trồng hoa gặp khó khăn về vốn do bị thiệt hại nặng nề từ mùa lũ năm 2011. Nhiều hộ đã thiệt hại từ 30% đến mất trắng, sạt nghiệp”.

 

Năm nay, nông dân làng hoa Sa Đéc không dám mạo hiểm đầu tư lớn. Ảnh: THỐT NỐT

 

Để gỡ gạc phần nào, năm nay, ông Tùng vay mượn hàng chục triệu đồng trồng 4.000 giỏ hoa bán Tết. Tuy nhiên, ông Tùng rất lo vì khác với các năm trước, đến giờ vẫn chưa có thương lái nào đặt hàng. “Người trồng hoa Tết năm nay vừa làm vừa run, chỉ cố sống lay lắt qua ngày chứ không dám mơ đến chuyện làm giàu. Một mặt lo thời tiết thất thường, mặt khác sợ thị trường bấp bênh rồi đến chuyện bị tư thương ép giá…” - ông trăn trở.

 

Lo ngại hoa Tết sẽ ế ẩm, nhiều hộ đã chuyển sang trồng các loại kiểng, bon sai… để khỏi bỏ nghề. Một nghệ nhân ở làng hoa Sa Đéc băn khoăn: “Nếu mọi người cứ chuyển đổi một cách ồ ạt như thế này thì tương lai không xa, cả làng nghề sẽ rơi vào cảnh dội chợ vì cung vượt cầu”.

 

Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thắm, ngụ phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, cho biết gia đình ông đeo đuổi nghề trồng hoa Tết từ năm 1998. Tuy nhiên, sợ thua lỗ nên năm nay, ông đành chuyển sang cung cấp phân rơm cho các nhà vườn. Mảnh đất trồng hoa ngày nào của ông giờ cũng được thay thế bằng các loại cây kiểng.

 

“Năm nay, nhiều hộ giảm hẳn diện tích trồng hoa Tết, nhất là mai, vì chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá bán ra sẽ không ai dám tăng vì sợ không có người mua. Nhiều người chuyển sang mua cây “hàng nằm” về chăm sóc theo kiểu lấy công làm lời, không dám liều lĩnh trồng hoa Tết” - ông Thắm giải thích.

 

Theo ông Trần Văn Thăng, nguyên chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã Sa Đéc, phần lớn các hộ trồng hoa nhỏ lẻ ở đây đều đã cạn vốn. Những hộ vay vốn ngân hàng để trồng cây cảnh cũng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan vì sức mua vẫn còn khá yếu. Số ít hộ còn lại nhờ có vốn mạnh, đầu tư vào cây cảnh, bon sai thì mới có thể theo đuổi được với nghề” - ông Thăng cho biết.

 

Nhà vườn khóc ròng

 

Trong khi đó, hàng trăm hộ trồng hoa cúc ở quận Bình Thủy - TP Cần Thơ cũng đang khốn khổ vì cây vừa trồng đã chết hàng loạt. Bà Huỳnh Kim Hương, ngụ khu vực Bình Phó B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, tức tưởi: “Tôi trồng hoa đã hơn 30 năm nay nhưng chưa năm nào cây giống lại chết sớm như vậy. Hồi đầu vụ, tôi mua 1.600 cây giống cúc Đài Loan và cúc Tiger ở Trạm Khuyến nông quận Bình Thủy với giá 400 đồng/cây. Vừa trồng được vài ngày, hàng loạt cây xuất hiện bệnh rồi chết dần”.

 

Mai ở làng hoa huyện Chợ Lách - Bến Tre nở sớm. Ảnh: CA LINH
 

Bà Hương cho biết đã đầu tư gần 10 triệu đồng mua phân, thuốc, giỏ, giống… nhưng đến nay, chỉ còn 100 cây cúc Đài Loan và 60 cây cúc Tiger sống sót. “Trước đây, cúc trong bầu mua từ làng hoa Sa Đéc về trồng có tỉ lệ sống từ 95% trở lên. Năm nay, chúng tôi thử trồng giống cúc cấy mô do trạm khuyến nông cung cấp thì gặp tình cảnh này” - bà Hương bức xúc.

 

Gia đình ông Huỳnh Thanh Cần ở kế bên nhà bà Hương cũng trồng 600 cây cúc Tiger, 600 cây cúc Đài Loan và đều trắng tay. “Cả làng hoa này đều gặp tình trạng tương tự. Năm nay, coi như dân trồng hoa Tết điêu đứng vì đã trễ vụ. Nhiều hộ đã chuyển qua trồng vạn thọ nhưng ai cũng trồng một loại hoa này thì đến Tết, chắc chắn giá sẽ rẻ, lại thua lỗ” - ông Cần than.

 

Tại làng hoa, kiểng huyện Chợ Lách - Bến Tre, những nhà vườn trồng mai cũng đang khóc ròng vì mai nở sớm, dù còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết. Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, cho biết: “Năm nay, toàn huyện trồng gần 4 triệu sản phẩm hoa, kiểng các loại phục vụ Tết, trong đó có 700.000 - 800.000 gốc mai. Tuy nhiên, hiện có đến 20% mai ra hoa sớm;  ở nhiều vườn, mai nở bung hoa đến 90%”. Theo ông Liêm, nguyên nhân khiến mai nở sớm là do thời tiết năm nay nóng bức kéo dài làm lá mau già, rụng sớm.

 

Cần cơ chế đặc thù

 

Theo ông Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã Sa Đéc, UBND tỉnh Đồng Tháp nên tạo điều kiện cho hội và làng hoa Sa Đéc có cơ chế đặc thù như Bến Tre đã từng làm. Theo đó, các thành viên trong hội sẽ có trách nhiệm hơn, không phải ai muốn làm gì thì làm. “Quan trọng hơn, người trồng hoa, kiểng cần được vay vốn ưu đãi để tái đầu tư, sản xuất. Về lâu dài, làng hoa Sa Đéc cần có Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển giống hoa nhiệt đới để có thể phát triển các giống hoa mới, đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu” - ông Lộc đề xuất.

 

 

(Nguồn: NLD))
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoa Tết: Trồng mà run!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI