Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Hàng tỉ USD nhập... điện thoại
(20:38:27 PM 23/10/2012)
Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng thị trường điện thoại di động Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh. Ảnh: HỒNG THÚY
Tính đến ngày 15-10, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam đã tốn 3,7 tỉ USD nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Mới đây, câu chuyện về “cuộc đua” sắm điện thoại smartphone như iPhone 5 cho thấy bức tranh sinh động về sự xài sang, tiêu dùng lãng phí của một bộ phận người tiêu dùng.
Cuộc đua... lãng phí
Lướt một vòng trên các trang mạng như Facebook, Yahoo!… không khó bắt gặp hình ảnh cư dân mạng khoe “con iPhone 5” mới tậu rồi hí hoáy “vọc Iphone” mới… Nhiều người sẵn sàng bán rẻ iPhone 4, 4S chưa xài bao lâu, còn rất mới, để tậu dòng iPhone mới chỉ nhằm thỏa chí tò mò.
Nguyễn Đông, 28 tuổi, nhân viên một công ty ở quận 11 - TPHCM, cho biết vừa bán chiếc iPhone 4 với giá 8 triệu đồng rồi bù thêm gần 15 triệu đồng đổi iPhone 5 khi thấy cậu bạn thân vừa sắm cái tương tự. Hỏi sao điện thoại còn xài tốt, nhiều tính năng không dùng đến đã bán để mua mẫu mới, cậu trả lời tỉnh queo: “Phải sắm cho bằng bạn bè, hàng công nghệ mà, nhanh lỗi mốt lắm!”...
Trong khi đó anh Hữu, nhà ở quận 10, một “tín đồ” của hãng công nghệ Apple, cho biết hiện anh đang có các dòng iPhone 3, 4S và mới đây là iPhone 5, chưa kể chiếc máy tính bảng New iPad. “Lúc đầu, tôi tậu đủ các dòng máy từ đời đầu đến giờ của iPhone, rồi các dòng iPad nhưng sau bán đi một vài món vì ít dùng đến. Chiếc New iPad giờ cũng để cô con gái nghe nhạc, chơi game” - anh nói.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lúc iPhone 5 mới ra chưa về đến Việt Nam, nhiều người còn lùng sục đặt hàng trước và nói rằng phải mua bằng được dù giá rất đắt. Giá iPhone 5 được hãng Apple công bố phiên bản quốc tế từ 199-299-399 USD nhưng về đến Việt Nam nhiều người “phỏng tay” bỏ ra gần 30 triệu đồng mới có được. Trong các quán cà phê, trung tâm thương mại tại những TP lớn như Hà Nội, TPHCM…, nhiều “tín đồ” công nghệ không ngừng khoe mặt hàng xa xỉ này.
Điều đáng nói là không chỉ những người có điều kiện mà nhiều người kinh tế khó khăn nhưng vì muốn “bằng bạn bè” cũng vay mượn tiền để tậu hàng xa xỉ. Kết quả là thị trường tiêu thụ hàng công nghệ Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong dòng chảy công nghệ của thế giới nhưng sự xài sang, thích hàng ngoại của người dùng giúp các mặt hàng công nghệ mới trở nên hút hàng tại Việt Nam.
Tiêu tốn quá nhiều ngoại tệ
Thống kê của Tổng cục Hải quan chỉ tính trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,44 tỉ USD, tăng 92% so với cùng kỳ. Nếu tính cả số lượng điện thoại được mang về theo đường xách tay, con số này còn lớn hơn nhiều.
Theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường IDC Việt Nam, dù thị trường điện thoại di động Việt Nam trong quý II/2012 có sự sụt giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng trưởng 2 con số, ở mức 10,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với nhiều mặt hàng khác trong bối cảnh kinh tế khó khăn, điện thoại di động vẫn tăng trưởng mạnh. Trong đó, 2 tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Nokia, Samsung tiếp tục nắm giữ thị phần điện thoại tiêu thụ tại Việt Nam. Nokia kết thúc quý II dẫn đầu với tổng số lượng điện thoại chiếm hơn 50% thị trường Việt Nam, còn Samsung tiếp tục thống trị thị trường smartphone Việt Nam.
Điện thoại nhập khẩu và của doanh nghiệp FDI tiếp tục chiếm lĩnh và gần như thống trị thị trường điện thoại Việt Nam một phần không nhỏ là nhờ tâm lý “sính ngoại”, chạy đua theo mốt điện thoại công nghệ của người Việt.
Theo các chuyên gia kinh tế, thói quen tiêu dùng lãng phí, thích xài hàng công nghệ cao cấp, xa xỉ có phần tích cực là kích thích tiêu dùng, đem nguồn thu về cho ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu... Nhưng ngược lại, theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, hàng xa xỉ về nhiều sẽ tiêu tốn ngoại tệ trong khi các ngành sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu khác cần ngoại tệ không mua được. Nguy hiểm hơn, thói quen tiêu dùng hàng xa xỉ sẽ tạo nên phong trào tiêu dùng không tốt cho giới trẻ khi chạy theo những giá trị ảo...
Có cả nhu cầu ảo
Chuyên viên tư vấn tâm lý Võ Thị Minh Huệ, Công ty Tư vấn Tâm Lý Trẻ, nhận xét công nghệ mới luôn có sức hấp dẫn kỳ diệu đối với cả người lớn và trẻ em nên xu hướng vươn tới công nghệ cao là dễ hiểu. Nhưng một số người thu nhập không cao vẫn muốn bằng “người này, người nọ” tạo ra nhu cầu ảo bởi cả khả năng kinh tế, sử dụng hiệu quả và sự hiểu biết về công nghệ là chưa tới. Một số người mua và sử dụng chỉ muốn chứng tỏ mình là người sành điệu, tự huyễn hoặc mình. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.