Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Hậu Giang không vì nghèo mà bất chấp qui định về môi trường
(09:36:26 AM 09/07/2016)Để giúp người dân hiểu rõ và chia sẻ tâm tư cũng như nguyện vọng của địa phương, trong khuôn khổ diễn đàn MDEC – Hậu Giang 2016, Bí thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trần Công Chánh đã trao đổi sâu hơn về các vấn đề này
Bí thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trần Công Chánh trao đổi với đại diện các cơ quan truyền thông
- Liên quan đến vấn đề nhà máy giấy Lee&Man tại địa phương mà gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, xin Ông cho biết Hậu Giang sẽ xử lý việc vi phạm này như thế nào?
- Bí thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trần Công Chánh: Chúng tôi hết sức trân trọng, cám ơn dư luận và báo đài đưa tin vì dựa trên cơ sở đó, chúng tôi có nhiệm vụ rà soát toàn bộ, đánh giá tác động môi trường của nhà máy trước khi đi vào hoạt động. Chúng tôi khẳng định là dù mong muốn thu hút đầu tư nhưng phải đảm bảo về mặt môi trường bền vững, đó là quan điểm chung của Đảng và nhà nước và tỉnh chúng tôi cũng phải thực hiện như thế.
Hiện nay, Bộ TNMT đang có một văn bản chỉ đạo thanh tra xung quanh vấn đề nhà máy giấy Lee&Man, bắt đầu từ ngày 1/7. Dự kiến kiểm tra tại nhà máy, kiểm tra thực địa và kiểm tra hồ sơ theo thời gian quy định. Trên cơ sở kết luận của kết quả kiểm tra của Bộ TNMT, chúng tôi sẽ có những khuyến cáo,kiểm soát để đảm bảo là khi nhà máy đi vào hoạt động thì nước thải ra môi trường phải đạt yêu cầu theo quy định Pháp luật.
Về quy trình khi dự án đưa vào triển khai ở Hậu Giang thì trước đó Lãnh đạo tỉnh và các bộ ngành trung ương từ đầu 2004 đến 2008 triển khai thì đã tiến hành các bước nghiên cứu và mời các chuyên gia, các nhà khoa học cho ý kiến. Nhưng để đảm bảo chắc chắn hơn thì dự án này vẫn chưa hoàn thành và đi vào hoạt động, mà theo dư luận thông tin cho rằng xả thải ra ngoài môi trường hơn 20 ngàn mét khối nước thải là chưa chính xác. Chúng tôi khẳng định sẽ làm việc cụ thể sau khi có kết luận của các cơ quan chuyên môn của Bộ, buộc nhà máy giấyLee&Man Hậu Giang xây dựng hồ chứa lắng lọc trước khi xả thải nước ra môi trường và hồ này phải nuôi cá sống được.
Điều này chúng tôi sẽ làm việc với nhà máy giấy Lee&Man Hậu Giang và giao cho Sở TNMT Hậu Giang thường xuyên quan trắc, kiểm tra. “Nếu cá chết tức là nước thải chưa đạt!”. Chúng tôi sẽ phát huy đầy đủ trách nhiệm trước nhân dân, thu ngân sách cho địa phương nhưng phải đảm bảo tốt vấn đề môi trường, đời sống – sức khỏe, sản xuất và nâng cao cuộc sống cho nhân dân
Về quan điểm của địa phương, ngay từ đầu, Hậu Giang rất cần những dự án đầu tư vì Hậu Giang là một tỉnh nghèo, một vùng căn cứ kháng chiến trước đây cho nên việc thu hút đầu tư là rất cần thiết để phát triển địa phương và nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng không phải vì lý do nghèo này mà bất chấp tất cả quy định về môi trường, chúng tôi tuyệt đối chú ý các vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sức khỏe nhân dân.
- Trong vấn đề kêu gọi đầu tư, Hậu Giang sẽ có những chính sách gì phong phú hơn để vừa đảm bảo vấn đề môi trường, vừa thu hút nguồn vốn từ nước ngoài?
-Bí thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trần Công Chánh: Việc tăng cường không gian chính sách nhằm hỗ trợ quá trình điều chỉnh cơ cấu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng tốt nhất các cơ hội cũng như đối diện với những thách thức để ngăn chặn những sai phạm về môi trường, là vấn đề then chốt mà chúng tôi ưu tiên chú trọng.
Cụ thể, Hậu Giang sẽ chia sẻ bớt gánh nặng với nhà đầu tư có dự án hoạt động trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như: Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Phụng Hiệp, Châu Thành A và thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ bằng những ưu đãi thiết thực: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng 09 năm tiếp theo kể từ khi phát sinh thu nhập chịu thuế; cho hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong vòng 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; miễn thuế đối với thiết bị, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 11 năm kể từ ngày đưa dự án vào hoạt động. Trường hợp dự án đầu tư vào địa bàn này thuộc lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư thì sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 15 năm kể từ ngày đưa dự án vào hoạt động, tăng thêm 04 năm so với các dự án bình thường; Trường hợp dự án đầu tư vào địa bàn này thuộc lĩnh vực ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư thì sẽ được miễn toàn bộ tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê; Trường hợp dự án đầu tư vào nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư thì ngoài các ưu đãi trên sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi sau: Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời gian thuê; Được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất; Được miễn nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định nếu dự án nằm trong quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;...
Ngoài ra, tỉnh cũng có cơ chế ban hành chính sách đặc biệt đối với các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục, xã hội hóa, các vấn đề về giá, đất đai, cũng như sau thu thuế.
-Tình trạng đất nhiễm mặn và hạn hán đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Vùng. Hậu Giang có những giải pháp nào để kiểm soát mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vùng ĐBSCL?
-Bí thư Tỉnh Ủy Hậu Giang Trần Công Chánh: Hiện nay, biến đổi khí hậu đã và đang tác động rất lớn đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những tháng đầu năm 2016, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra cực kỳ gay gắt. Ở Hậu Giang, chúng tôi đã có nhiều giải pháp để ứng phó, kể cả giải pháp công trình và phi công trình. Đối với giải pháp công trình, chúng tôi nhanh chóng hoàn thiện hệ thống đê bao, công bọng (hệ thông đê bao Nam Xà No, đê bao Long Mỹ - Vị Thanh,…), tiếp tục đề nghị Trung ương cho triển khai xây dựng một số công trình biển đổi khí hậu trên địa bàn, trước mắt là Hồ trữ nước ngọt 100ha tại huyện Vị Thủy; Đối với giải pháp phi công trình, chúng tôi tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trữ ngọt (đào ao trữ ngọt, mua thêm lu, bồn chứa nước ngọt để sử dụng,..), kịp thời cảnh báo, thông tin nhanh chóng về thiên tai, hạn, mặn để người dân cùng với chính quyền ứng phó. Đồng thời, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho nhân dân, tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu.
-Trân trọng cảm ơn ông!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.