»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:36:04 AM (GMT+7)

Giàu lên nhờ trồng dâu, nuôi tằm

(13:50:26 PM 06/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Là một xã ven đê sở hữu nhiều diện tích đất phù sa màu mỡ, xã Định Liên (huyện Yên Định, Thanh Hóa), đang ngày càng giàu lên nhờ người dân có nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Phất lên nhờ con tằm

 

Nghề trồng dâu, nuôi tằm ở xã Định Liên có chưa lâu nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân. Ghé thăm Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp Định Liên, ông Lê Xuân Mận - Chủ nhiệm HTX cho biết: Định Liên bắt đầu trồng dâu, nuôi tằm từ năm 2001 đến nay. Xã có 47,5ha đất ngoài đê được sử dụng để trồng dâu, nuôi tằm, có hơn 200 hộ đang theo nghề. Đời sống của bà con thay đổi rõ rệt, nhiều hộ dân trong xã thoát nghèo vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

 

Người dân xã Định Liên hái lá dâu về nuôi tằm.

 

Gia đình ông Lê Chí Tân (thôn 2) là một trong những hộ có diện tích trồng dâu, nuôi tằm khá lớn và thu nhập cao từ nghề này. Ông Tân cho hay: “Gia đình tôi có trên 5 sào đất bãi. Những năm đầu, do chưa có kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc nên tằm bị chết, chất lượng kén không cao. Đến khi tôi được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tằm và được giới thiệu giống cây dâu có năng suất cao, thì nghề trồng dâu, nuôi tằm đã gắn bó với gia đình tôi từ ngày ấy.

 

Hàng năm, gia đình tôi thu hoạch 8 - 10 vòng trứng, mỗi vòng được 10 - 12kg kén. Với giá thị trường như hiện nay (từ 80.000 - 90.000 đồng/kg kén, mỗi năm gia đình tôi cũng thu được 40 triệu đồng. So với trồng ngô, thì hiệu quả nuôi tằm cao gấp 4 - 5 lần”- ông Tân nói.

 

Theo nhiều người dân, trồng dâu, nuôi tằm là nghề đầu tư ít, lợi nhuận thu được không hề nhỏ, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người, đặc biệt còn tận dụng được cả người già, trẻ em tham gia. Bà Trần Thị Sơn - một hộ nuôi tằm lâu năm ở đây, cho biết: “Một mình tôi phải nuôi 2 con ăn học. Trước đây, tôi chỉ làm 2 sào ruộng nên gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi làm thêm nghề này, mọi thứ cũng đỡ đi được phần nào, mỗi lần bán kén cũng đủ cấp tiền tháng cho một đứa, cộng thêm tiền Nhà nước cho vay nên 2 con tôi cũng yên tâm ăn học”.

 

Kiên định với nghề

 

Tằm là vật nuôi ngắn ngày, năng suất lại cao, tuy nhiên mức độ rủi ro cũng nhiều, đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nắng nóng. Đôi khi việc mất trắng mấy chục nong tằm là điều bình thường đối với những người dân nơi đây.

 

Người dân cho biết, nuôi tằm không đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng cũng phải chú ý đến các giai đoạn sinh trưởng. Tằm có 5 giai đoạn tuổi và cần quan tâm nhất ở tuổi thứ 5 của tằm, vì đây là thời điểm tằm ăn nhiều (khoảng 7 ngày ăn). Đặc biệt, tằm phải nuôi trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, cần tránh các loại thuốc sâu hoặc các loại hóa chất trong cả quá trình trồng dâu.

 

Gắn bó với nghề ngay từ những ngày đầu tiên có ở xã, ông Lê Văn Toản (thôn 2) chia sẻ: “Cách đây 2 năm, tôi mất trắng mấy lứa tằm liên tiếp, tuy vậy tôi vẫn không nản. Thường thì ở đây các đại lý phân phối trứng tằm chỉ trừ tiền trứng khi chúng tôi đem kén đi nhập, những lần mất thì họ cho khất đến bao giờ nuôi được mới trừ sau. Chính vì thế mà người dân cũng yên tâm. Tiền trứng cũng không lớn lắm, dù có mất nhiều thì chỉ cần một lần được là đã có thể thanh toán hết nợ”.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Mận - Chủ nhiệm HTX khẳng định: Hiệu quả của nghề trồng dâu, nuôi tằm là tương đối cao, lãi gấp 4 - 5 lần so với trồng ngô, lúa. Để tạo điều kiện cho bà con nông dân sản xuất, chính quyền xã Định Liên đã thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi như cho vay vốn, cung ứng các giống tằm, giống dâu có năng suất, chất lượng, đồng thời mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. 

Theo báo cáo của UBND xã Định Liên, năm 2011, tổng thu nhập từ trồng dâu, nuôi tằm đạt hơn 2,3 tỷ đồng, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương.

(Nguồn: Cẩm Oanh - Hồng Đức / Dân Việt)
Từ khóa liên quan: Giàu lên, nhờ, trồng dâu, nuôi tằm
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giàu lên nhờ trồng dâu, nuôi tằm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI