Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đường sắt trên cao: Quá chậm, quá nguy hiểm!
(20:52:40 PM 29/12/2014) Chiếc xe taxi bị khối sắt thép đè bẹp dúm. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Giả dụ các nhà làm phim Hollywood mà sang Hà Nội làm phim chắc cũng phải chào thua tiến độ chậm kỷ lục của dự án đường sắt trên cao Hà Đông- Cát Linh. Tính đến nay, dự án này đã chậm tiến độ gần 2 năm trời, đội giá thành thêm 399 triệu USD trong khi tổng vốn ban đầu là 552 triệu.
Cứ tưởng chậm mà chắc nhưng đâu có phải. Ngày 6-11-2014, một thanh sắt nặng cả tạ rơi từ công trường trên cao xuống, đè chết 1 người và làm bị thương 3 người đi đường.
Ngày 28-12, tức là chỉ hơn 1 tháng sau, giàn giáo trên cao đoạn Trần Phú (Hà Đông) lại đổ xuống, trùm kín 1 chiếc xe taxi bên trong có chở 3 người, may mà cả tài xế và khách đều có thời gian thoát ra trước khi xe bị khối thép đè bẹp dúm.
Nghe chuyện mà hãi hùng. Tại sao lại có kiểu sản xuất mất an toàn và đùa cợt với tính mạng người dân đến thế? Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã khẳng định sau tai nạn chết người hồi tháng 11, dự án sẽ an toàn, rất an toàn, ngay cả khi đưa vào vận hành sau này.
Và bây giờ thì mọi chuyện là như thế đấy.
Một dự án đường sắt chậm như rùa, đẩy người dân vào sự khổ ải vì tắc đường đã bao năm nay, giờ còn mang đến sự hiểm nguy rình rập trên đầu không biết chết lúc nào như vậy, trách nhiệm thuộc về ai?
Không có ở đâu mà đại công trường xây dựng lại hòa lẫn vào hệ thống giao thông huyết mạch của thành phố có số dân đông đến hơn 7 triệu người như dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội.
Không có ở đâu mà tai nạn xảy ra liên tục, đùa với tính mạng người dân như trò chơi mà công trường vẫn được tiếp tục làm như vậy.
Còn nhớ ngay sau vụ tai nạn chết người xảy ra lần trước, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông Bộ GTVT mới mau mắn cho biết: Tai nạn kiểu này đã được đoàn kiểm tra chúng tôi cảnh báo trước rồi, ra văn bản nhắc nhở rồi.
Than ôi, chẳng hiểu các vị cảnh báo với nhắc nhở nhau thế nào, tai nạn chết người đã xảy ra, và chẳng hiểu các vị rút kinh nghiệm thế nào mà bây giờ tai nạn suýt chết người lại tiếp tục xảy ra. Dân chúng tôi mà tin vào cái sự rút kinh nghiệm của các vị, chắc có ngày bó chiếu.
Sau tai nạn sập giàn giáo, hàng loạt nhân sự các vị trí liên quan đã bị đình chỉ công tác, một vị Thứ trưởng Bộ GTVT đã có mặt để xử lý hậu quả, còn không biết ông Bộ trưởng Bộ GTVT sẽ nói gì?
Còn ai dám tin dự án này rồi sẽ không có tai nạn xảy ra? Đường thì dân vẫn phải đi lại hàng ngày, vì không còn cách nào khác, nhưng chẳng may, nói dại, nếu có chết người tiếp thì các vị cũng đến rút kinh nghiệm với nhau là cùng chứ gì?
Liệu có ai chấp nhận nổi cái kinh nghiệm được rút ra bằng máu và tính mạng của người dân vô tội đi đường như thế không?
Không thể đùa cợt với tính mạng người dân nữa. Đề nghị ông Bộ trưởng Bộ GTVT cho dừng toàn bộ công trình, kiểm tra lại mọi khâu, xử lý nghiêm những bộ phận yếu kém và phải nhận trách nhiệm cá nhân vì tai nạn liên tục xảy ra ở dự án này. Chúng tôi quá chán những lời hứa hẹn suông rồi.
Một dự án được làm từ tiền thuế của dân, nhưng chỉ toàn phiền hà, khổ ải và chết người, thương tật. Một dự án quá tốn kém, chậm trễ, gây ra biết bao bức xúc mà đến khi vận hành cũng không ai dám chắc liệu có tai nạn nào nữa không.
Chọn nhà thầu Trung Quốc vì họ bỏ thầu giá rẻ, nhưng đến khi tiến hành dự án thì chậm tiến độ, đội giá thành gần gấp đôi, thi công ẩu gây tai nạn liên tục, dân phải trả giá bằng tính mạng mình khi lưu thông trên đường, vậy thì rẻ ở đâu?
Những chắp vá, tốn kém, nhuôm nhoam, nguy hiểm rồi sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nếu những cái đầu của những vị trí có quyền quyết định các dự án lớn nhìn không qua được chữ “lợi” mà họ có được khi đặt bút ký vào dự án.
Đó mới chính là mối nguy hiểm tột cùng cho nhân dân và cho đất nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.