Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Dừng lại khi chưa muộn!
(20:32:40 PM 08/10/2012)
Ảnh minh họa
Theo dự kiến sau khi hoàn thành, 2 dự án sẽ có tổng công suất 241MW, cung cấp điện cho các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước. Tổng diện tích chiếm vĩnh viễn của dự án là 320ha, trong đó có 137ha thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên.
Cũng theo dự kiến, nếu công trình hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ nộp cho ngân sách 322 tỷ đồng trong 40 năm khai thác, tức mỗi năm ngân sách chỉ được thêm khoảng hơn 8 tỷ đồng…
Nhìn những thông số kinh tế - kỹ thuật trên có thể thấy đây là 2 dự án thủy điện không lớn và cũng chưa phải đòi hỏi cấp bách về nhu cầu cung cấp điện của vùng này. Tuy nhiên, phản ứng của dư luận, các nhà khoa học và đặc biệt là các nhà bảo vệ môi trường thì bùng lên dữ dội suốt thời gian qua, ngay từ khi dự án mới được đưa vào quy hoạch của ngành điện lực 2011 – 2020 và đỉnh của dư luận là những ngày gần đây – thời điểm các cơ quan chức năng và Quốc hội chuẩn bị xem xét và thông qua dự án.
Các luồng ý kiến phản bác 2 dự án này chủ yếu tập trung vào vấn đề: lợi ích của các dự án đem lại không lớn, nhưng thiệt hại về nhiều mặt rất lớn, thậm chí có những thiệt hại không thể nào bù đắp hoặc khôi phục được. Đặc biệt, nếu dự án được thực hiện sẽ làm biến mất 850 loài thực vật bậc cao mà không tồn tại ở nơi nào khác trên đất Việt Nam và thế giới.
Chưa hết, dự án sẽ làm mất môi trường sống dẫn đến tuyệt chủng một số loài động vật quý hiếm của thế giới, chỉ có duy nhất ở đây như cá sấu xiêm (cá sấu nước ngọt) và một số loài khác như tê giác, chim trĩ… Vườn quốc gia Cát Tiên, trong đó có phức hệ Bầu Sấu, là vùng đầm lầy nguyên thủy lớn nhất Việt Nam. Tại đây còn có những bãi muối khoáng hình thành tự nhiên, vốn là vùng cung cấp muối khoáng vô cùng quan trọng cho các loài thú hoang dã.
Mặt khác, Vườn quốc gia Cát Tiên còn là địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước, thu hút đông đảo du khách quốc tế và trong nước, đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khi thực hiện 2 dự án này, địa điểm du lịch Vườn quốc gia Cát Tiên sẽ bị biến dạng và di sản sẽ mãi mãi không được thế giới công nhận. Thiệt hại ấy gấp nhiều lần so khoản 8 tỷ đồng nộp vào ngân sách mỗi năm kia? Đó là chưa kể đến hậu quả do tác động của 2 đập thủy điện đối với vùng hạ lưu sông Đồng Nai: mùa khô sẽ bị hạn nặng hơn và tình trạng mặn xâm nhập gia tăng, còn mùa mưa thì lũ chồng lũ khi hồ xả nước…
Để phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta rất cần đến nguồn điện dồi dào, trong đó thủy điện chiếm phần lớn. Tuy nhiên, các dự án xây dựng thủy điện cần phải được xem xét, đánh giá một cách khoa học và toàn diện, đặc biệt là cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và tác động môi trường của dự án. Khi lợi ích kinh tế của dự án không lớn mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái đặc thù thì kiên quyết không thực hiện dự án. Nói cách khác, không được phát triển kinh tế bằng mọi giá, làm mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường.
Xét trên nhiều mặt, hãy dừng dự án xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khi chưa muộn!
Ý kiến bạn đọc về: Dừng lại khi chưa muộn!
-
Lê Duy Nguyễn (10:54:46 AM 09/10/2012)Sai sự thật
Kính thưa bạn đọc tôi thấy nhà báo bây giờ rất nhiều người thiếu tính trung thực, không phải tất cả nhưng rất nhiều nhà báo là vậy, bởi vì sao tôi viết vậy không các bạn? các bạn thử đọc bài báo đó các bạn có phát hiện ra sự bóp méo sự thật đó là phần tính toán hiệu quả kinh tế của dự án, tôi là chuyên gia phân tích dự án (tất cả các dự án lớn nhỏ và tất cả các ngành nghề kinh doanh) tôi chưa thấy một dự án nào mà tổng mức đầu tư vài 6,000 đến 7,000 tỷ đồng vòng đời 40 năm mà chỉ mang về cho ngân sách nhà nước trong suốt vòng đời dự án là 322 tỷ, nếu đúng như vậy nhà đầu tư họ lấy số tiền này mang gửi Ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn, tôi đề nghị Nhà báo Phan Lộc coi lại thông tin để đăng lên cho đúng sự thật, bởi bạn không thế lừa dối bạn đọc như tôi và các đồng nghiệp của tôi.
-
Trần Hoàng Ngân (14:13:30 PM 09/10/2012)Hiệu quả kinh tế dự án
Tôi là đồng nghiệp cùng Lê Duy Nguyễn nhóm tư vấn phân tích dự án sau khi đọc bài báo của Phan Lộc SGGP và chúng tôi rất bức xúc về bài viết sai sự thật của Phan Lộc, chúng tôi tìm cách liên lạc nhà đầu tư để tìm hiểu sự thật về 322 tỷ (số tiền mà Phan Lộc SGGP nói là chủ dự án DN6 và 6A sẽ đóng góp cho nhà nước trong suốt 40 năm vòng đời dự án). Số liệu nhà đầu tư đã cung cấp cho chúng tôi là: dự án DN6 và 6A sẽ nộp cho nhà nước là: 322,7tỷ/năm (số tiền nộp này là bao gồm các loại thuế), như vậy trong suốt vong đời dự án 40 năm là: 12,900 tỷ. Chúng tôi yêu cầu Phan Lộc phải đính chính và đừng bao giờ bóp méo thông tin viết sai sự thật như vậy làm ảnh hưởng đến uy tín của những nhà báo khác, làm nghề phải có tâm chứ Phan Lộc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.