Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đũa thần thoái vốn hết thiêng: Vinamilk mất ngàn tỷ
(19:10:37 PM 15/10/2015)
Trong danh sách 10 công ty bị thoái vốn lần này, Vinamilk được quan tâm nhất
Hưng phấn sau thông tin thoái vốn
Chiều muộn 13/10, thị trường đón nhận thông tin quan trọng. Chính phủ đã có quyết định thoái vốn tại nhiều công ty lớn. Quyết định này nằm trong đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Theo đó, SCIC sẽ bán hết phần vốn tại 10 công ty Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinnamilk – VNM),Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (BMI), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia (VNR), Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần hạ tầng và bất động sản Việt Nam, Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC), Công ty Cổ phần FPT (FPT) và Công ty Cổ phần FPT Telecom.
Trong đó, việc thoái vốn tại Vinamilk được dư luận quan tâm nhiều nhất vì Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam, là “con gà đẻ trứng vàng” cho SCIC. Hàng năm, SCIC nhận hàng ngàn tỷ đồng cổ tức từ Vinamilk.
Thông tin này được giới đầu tư đánh giá sẽ giúp các cổ phiếu hưng phấn trong phiên giao dịch 14/10. Điều đó đã xảy, nhiều cổ phiếu tăng mạnh, thậm chí có mã còn tăng trần.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 14/10, VNM tăng 4.000 đồng/CP, tương ứng 3,9% lên 106.000 đồng/CP. Đà tăng mạnk của VNM VNM khiến vốn hóa thị trường của Vinamilk có thêm 4.803 tỷ đồng. Hiện tại, Vinamilk vẫn là “quán quân” về vốn hóa trên thị trường chứng khoán.
BMI là cổ phiếu tăng trần duy nhất nhờ thông tin SCIC thoái vốn. Chốt phiên giao dịch 14/10, BMI tăng 1.400 đồng/CP lên 22.700 đồng/CP. Nhờ BMI, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh có thêm 116 tỷ đồng vào giá trị vốn hóa thị trường.
Cùng là cổ phiếu bảo hiểm nhưng VNR có tốc độ tăng chậm hơn. Chốt phiên 14/10, VNR tăng 1.600 đồng/CP lên 23.200 đồng/CP. Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam có thêm 258 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngành nhựa cũng tăng rất mạnh. NTP tăng 3.700 đồng/CP lên 53.300 đồng/CP. BMP tăng 5.000 đồng/CP lên 120.000 đồng/CP. NTP giúp vốn hóa thị trường của công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong có thêm 229 tỷ đồng. Nhờ BMP, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh có thêm 28 tỷ đồng.
Là công ty lớn thứ 2 trong danh sách 10 công ty sẽ bị SCIC thoái vốn lần này, FPT cũng có đà tăng đáng kể. FPT tăng 1.200 đồng/CP lên 46.700 đồng/CP. Chỉ trong ngày 14/10, vốn hóa thị trường của FPT có thêm 447 tỷ đồng.
HGM, SGC là 2 cổ phiếu đứng ngoài “cơn sốt” SCIC. Cả 2 mã đều đứng giá khi phiên giao dịch ngày 14/10 kết thúc.
Bất ngờ mất ngàn tỷ
Đà tăng mạnh của VNM, FPT và đặc biệt là BMI trong phiên 14/10 khiến giới đầu tư tin rằng các cổ phiếu có thể sẽ “làm nên chuyện” trong thời gian này. Nhưng chỉ sau 1 phiên hưng phấn, tới ngày 15/10, rất nhiều mã quay đầu giảm giá, trong đó có “anh cả” VNM.
Bị nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra ngay từ đầu phiên nên VNM nhanh chóng chịu áp lực giảm giá. Trong suốt thời gian giao dịch, VNM hầu hết đều chìm trong sắc đó, Chốt phiên 15/10, VNM giảm 1.000 đồng/CP xuống 105.000 đồng/CP. VNM khiến vốn hóa thị trường của Vinamlik mất 1.200 tỷ đồng.
HGM có vẻ thiếu may mắn hơn cả. Trong khi đa số các mã đều tăng mạnh trong phiên 14/10 thì HGM đứng giá. Hôm nay, trong khi đa số đều giảm nhẹ, HGM lại giảm sàn. HGM giảm 4.000 đồng/CP xuống 36.500 đồng/CP khiến vốn hóa thị trường của Công ty cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang mất 50 tỷ đồng.
NTP cũng nằm trong xu hướng đi xuống khi giảm 100 đồng/CP xuống 53.200 đồng/CP. NTP khiến Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong mất 52 tỷ đồng. Tập đoàn FPT mất 40 tỷ đồng khi cổ phiếu FPT giảm nhẹ, giảm 100 đồng/CP xuống 46.600 đồng/CP.
Trong khi đó, cổ phiếu ngành nhựa vẫn duy trì được đà hưng phấn dù tốc độ tăng đã chậm lại. BMI tăng 700 đồng/CP lên 23.400 đồng/CP. Nhờ BMI, vốn hóa thị trường của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh có thêm 58 tỷ đồng. VNR tăng 300 đồng/CP lên 23.500 đồng/CP giúp vốn hóa VNR tăng 48 tỷ đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.