Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đua nhau tận diệt cua đồng bằng... thuốc sâu
(08:14:50 AM 22/11/2012)Sau nhiều lần tiếp cận, thuyết phục, PV mới được ông T ở xã Sơn Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) đồng ý cho đi theo đánh bắt cua đồng với điều kiện không được nêu tên và hình của ông lên báo!
“Công nghệ” tận diệt
Đúng hẹn, chiều 19.11, chúng tôi có mặt ở nhà ông T. Sau bữa cơm tối, vợ chồng ông đang chuẩn bị dụng cụ cho một đêm đánh bắt cua đồng cạnh phá Hạc Hải. Chúng tôi thực sự bàng hoàng khi ông T lấy 2 gói thuốc trừ sâu hiệu MOTOX 5EC ra, thận trọng pha vào bình nước, sau đó chiết ra 2 cái chai nước rửa chén Sunlight 800ml. “Đây mới là dụng cụ chính để bắt cua đồng, lưới và bộ kích điện (những dụng cụ mà ông T chuẩn bị) chỉ là đồ “nghi binh” thôi” – ông T tiết lộ.
Trời nhá nhem tối, chúng tôi cùng với vợ chồng ông T chèo chiếc đò nhỏ theo con mương nước thẳng tiến ra phá Hạc Hải. Mùa này, phá Hạc Hải mênh mông nước. Cách đò ông T không xa, khá nhiều ánh đèn khác cũng đang le lói sáng. Ông T cho biết, mỗi đêm trên những cánh đồng quanh phá Hạc Hải có hàng trăm người ở các xã quanh phá như An Thuỷ, Lộc Thuỷ, Hoa Thuỷ, Hồng Thuỷ, Sơn Thuỷ… làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản, trong đó có không ít người làm nghề như ông.
Đưa chúng tôi đến một thửa ruộng cạnh phá, ông T nói với chúng tôi tối nay sẽ đánh bắt ở đây. Chiếc đò giảm tốc độ chầm chậm trôi, ông T lấy chai nước rửa chén Sunlight đựng thuốc sâu lắc đều và bắt đầu xịt xuống mặt nước. Cứ chừng 5m, ông T xịt một lần xuống nước. Mùi thuốc sâu nồng nặc xông vào mũi, khiến chúng tôi không thể chịu nổi, liên tục hắt xì hơi. Xịt xong thuốc, ông T chèo đò vào bờ đê ngồi hút thuốc.
Điếu thuốc lá vừa tàn, ông T giục vợ xách đèn đi quanh bờ đê để bắt cua. Trong ánh đèn pin, chúng tôi kinh ngạc khi thấy hàng chục, hàng trăm con cua đồng chen chúc nhau bò lên bờ đê. Ở những mô đất, hay ngọn cỏ nhô lên giữa nước, cảnh tượng càng ấn tượng khi từng chùm cua đồng co cụm tranh nhau leo lên. Có lẽ không thể chịu nổi độc tố của thuốc sâu, cua đồng mới tìm cách trồi lên khỏi mặt nước để lánh nạn... Vợ chồng ông T bây giờ chỉ có việc hốt từng cụm cua đồng bỏ vào bao lác. Hốt xong cua, 2 vợ chồng ông T nhanh chóng xách bao cua đồng sang bên mương nước không bị xịt thuốc để “trống” (ngâm cua). Ông T giải thích là để cua nhả hết thuốc ra, nếu không cua sẽ chết hết…
Cứ thế, hết thửa ruộng này, ông T lại chèo đò đi thửa ruộng khác để xịt thuốc. Trắng đêm, vợ chồng ông T bắt được gần 20kg cua đồng bằng cách xịt thuốc sâu. “Trước đây khi mới đánh bắt bằng “phương pháp” này mỗi đêm vợ chồng tui thu hàng tạ cua đồng. Còn bây giờ, lượng đánh bắt ngày càng ít do cua đồng bị cạn kiệt và quá nhiều người làm nên mỗi đêm được khoảng 20 kg, bán được hơn 300 ngàn như ri cũng đã nhiều rồi” – ông T thổ lộ.
Cua đồng đi đâu?
Rạng sáng, khi chúng tôi cùng với vợ chồng ông T trở về từ cánh đồng, gần chục thương lái buôn cua đồng đã đón ngay ở chợ Thùi (xã An Thuỷ) để mua. Ngoài chúng tôi, hàng chục người trắng đêm đánh bắt cua đồng bằng thuốc trừ sâu quanh vùng phá Hạc Hải cũng nhanh chóng đưa cua đồng về đây nhập. Không khí mua bán ở đây khá nhộn nhịp, “tiền trao cháo múc” sòng phẳng. Từng bao, từng bao cua đồng được thương lái chất lên xe gắn máy chở đi, còn những người làm nghề như ông T thì trở về nhà nằm ngủ sau một đêm thức trắng để đến đêm lại tiếp tục…
Trước đây, cua đồng là loại thuỷ hải sản ít được người dân ưa chuộng vì khó chế biến. Mấy năm gần đây, cua đồng trở thành nguyên liệu chính để chế biến món bún và canh riêu cua, những món ăn đặc sản, khoái khẩu của nhiều người. Hiện giá 1kg cua đồng bán ở các chợ ở Quảng Bình với giá khoảng 30.000 đồng nhưng đây chỉ là một lượng cua đồng rất nhỏ.
Theo ông T và những người làm nghề bắt cua đồng ở huyện Lệ Thuỷ, phần lớn lượng cua đánh bắt được, họ đều nhập cho thương lái với giá dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/kg. Thương lái sau khi gom hàng, đóng gói thì chuyển lên xe ôtô đưa ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Và chắc chắn rằng những thực khách khoái khẩu các món canh, bún riêu cua ở các nơi xa đó sẽ không thể nào tin được những con cua đồng mà họ ăn đã được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu!
Hủy hoại môi trường
Công dụng duy nhất của thuốc sâu là dùng để bảo vệ thực vật (BVTV). Cách sử dụng thuốc cũng phải quy định rất nghiêm ngặt đó là: Đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Việc dùng thuốc trừ sâu để đánh bắt cua đồng là một việc làm trái phép, không đúng mục đích, gây tác động xấu đến môi trường sinh . Đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV để đánh bắt cua đồng, tràn lan sẽ làm suy kiệt nguồn lợi thuỷ sản, bởi vì khi anh dùng trừ sâu để bắt cua thì không chỉ con cua đồng bị chết, mà nhiều chủng loại thuỷ, hải sản khác cũng không thể sống nổi, chứ đừng nói sinh sôi. Trước mắt là vậy, còn về lâu dài, lượng thuốc trừ sâu tồn lưu trong môi trường còn gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ người dân.
Th.S Phan Xuân Hòa – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TNMT Quảng Bình)
Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Con cua đồng được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Có thể thuốc trừ sâu mà con cua đồng bị nhiễm, tồn đọng lại không gây ngộ độc cấp, nhưng về lâu dài sẽ là một tác hại khó lường. Các loại thuốc trừ sâu độc tố cao, có thể gây ung thư, vô sinh hoặc biến đổi gen. Nếu hấp thu hoặc tiếp xúc với sản phẩm có chứa thuốc trừ sâu dạng này, người dùng có thể gặp rối loạn về da, mắt và đường hô hấp. Ngoài ra, không chỉ là con cua đồng, các loài khác khi bị “dính” thuốc sâu, có loài sẽ không chết nhưng tồn dư của thuốc thì còn và người khác đánh bắt được, đem về ăn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn cấm triệt để việc dùng thuốc trừ sâu để đánh bắt thuỷ, hải sản vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Bác sĩ Lại Văn Hải – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Hới (Quảng Bình)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.