Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Lập luận ngược đời
(08:59:53 AM 23/10/2012)
được đền bù với giá 230 đồng/m2 (ảnh do Ban Quản lý VQG Cát Tiên cung cấp)
Để có cơ sở đánh giá và trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chủ đầu tư là Tập đoàn Đức Long Gia Lai phải lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Thay vì chỉ ra các tác động tiêu cực thực sự và đưa ra phương án giải quyết, đơn vị thực hiện ĐTM lại “vẽ” hại thành lợi bằng những biện pháp… lạ đời!
Tạo điều kiện cho lâm tặc
Sau khi báo cáo ĐTM do Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (thuộc Bộ NN-PTNT) thực hiện bị phát hiện sao chép, cắt dán từ ĐTM của nhiều công trình khác nhau, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã thuê Viện Môi trường và Tài nguyên (thuộc ĐH Quốc gia TPHCM) lập báo cáo ĐTM khác. Tuy nhiên, báo cáo ĐTM thứ hai lại một lần nữa đánh lừa dư luận khi những tác động tiêu cực được đơn vị thực hiện ĐTM cho là… lợi ích! Đơn cử, ĐTM cho rằng 137 ha rừng bị nhấn chìm trong lòng hồ thủy điện là con số nhỏ so với tổng diện tích 71.000 ha Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên nên ảnh hưởng không đáng kể.
Nhưng có lợi là “khi thủy điện đi vào hoạt động thì mực nước sẽ dâng cao làm ngập khu vực rừng trước đây không ngập, điều này tạo cho cây rừng tiếp xúc với mực nước và mặt nước gần hơn, do đó cây cối trong những vùng lân cận của vùng ngập sẽ có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với trước đây”. Theo Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), đây là lập luận phản khoa học. Bởi lẽ, cây rừng đã tồn tại hàng chục năm trong điều kiện khô hạn vào mùa nắng và chỉ nhận nguồn nước trời vào mùa mưa, kết cấu thổ nhưỡng ở khu vực này là cứng chắc nhưng thoáng khí.
Khi chuyển sang điều kiện ngập nước do hồ chứa thì nền đất sẽ chuyển qua trạng thái bão hòa khiến kết cấu của nó chuyển sang mềm nhão, dễ sạt lở và rửa trôi. Đất úng ngập sẽ làm rễ cây rừng bị ngộp vì thiếu thoáng khí, cây rừng dễ bị chết và tình trạng xói mòn chung quanh hồ gia tăng nhanh chóng. Khi đó, diện tích đất rừng bị mất sẽ nhiều hơn theo năm tháng chứ không đơn thuần là phần đất mặt bị ngập nước.
ĐTM cho rằng những con đường vận hành công trình cũng như chính bản thân công trình sẽ tạo thành hệ thống giao thông thuận tiện cho việc tuần tra, quản lý rừng của kiểm lâm. Đây là lập luận khiến Ban Quản lý VQG Cát Tiên rất bức xúc. Bởi sông Đồng Nai như hào nước bao quanh góp phần bảo vệ VQG Cát Tiên trước sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài. Nhưng công trình thủy điện như chiếc cầu kết nối 2 bên bờ sông cùng những con đường mở ra trong quá trình vận hành công trình sẽ tạo thành hệ thống giao thông thuận lợi, giúp lâm tặc tiếp cận VQG để săn trộm, cưa gỗ… mà khỏi tốn công vượt sông!
Giải pháp… trên mây!
Trước các tác động đến loài và đa dạng sinh học, báo cáo ĐTM đưa ra phương án: các cá thể quý hiếm trong khu vực dự án bị mất nơi sinh sống tự nhiên thì di dời vào phân khu phục hồi và bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Cát Tiên. Còn những loài thực vật đặc hữu nằm trong khu vực xây dựng dự án mà tại các khu vực khác của VQG không có thì Ban Quản lý VQG Cát Tiên sẽ thực hiện thu thập cây con và nguồn gien đến phân khu phục hồi sinh thái của VQG để ươm trồng và nhân giống cây trồng.
“Người có kiến thức về sinh học không ai lập luận như vậy! Bởi loài đặc hữu là loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định, không được ghi nhận có ở nơi khác trên thế giới. Di dời đến nơi khác cũng đồng nghĩa với việc hủy diệt chúng. Các sự mất mát này sẽ là vĩnh viễn cho một số loài và làm giảm đi tính đa dạng sinh học” - bà Lâm Thị Thu Sửu, đại diện VRN, khẳng định.
Cũng theo bà Sửu, ĐTM đã đưa ra hàng loạt tác động to lớn do dự án gây ra: suy thoái rừng, tác động lên động vật, nguy cơ xói mòn, hao hụt dinh dưỡng đất, suy giảm các hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thực vật, phát sinh bệnh tật, bệnh lan truyền và tệ nạn xã hội... “Thật ra, đó là những tổn thất không bù đắp hay sửa chữa được nên chắc chắn không có giải pháp khả thi!”- bà Sửu nhận xét.
Ngoài ra, VRN cũng phát hiện khá nhiều lỗ hổng của báo cáo ĐTM: số liệu thiếu nhất quán và không đáng tin tưởng, các đánh giá về di tích và khảo cổ học khu vực lòng hồ cũng không được xem xét (khu vực gần dự án là vùng đất của Vương quốc Phù Nam xưa)…
Theo GS-TS Lê Huy Bá, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, điều quan trọng nhất là tính mạng người dân vùng hạ lưu lại không được tính đến trong ĐTM. Hai dự án thủy điện như 2 trái bom nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM, có thể vỡ bất cứ lúc nào hoặc động đất kích thích có thể xảy ra khi thủy điện tích nước.
Cả hai sự cố đó đều gây ra thiệt hại nghiêm trọng nhưng trong báo cáo ĐTM lại không có phương án ứng phó và bồi thường thiệt hại. “Tôi đọc hết 2 ĐTM mà cứ tưởng đang đọc thuyết minh dự án vì báo cáo hơn 300 trang nhưng đến hơn 80% là giới thiệu về dự án, chỉ còn vài chục trang nói về những giải pháp … xưa nay chưa từng thấy. Kết thúc là màn tự khen báo cáo chính xác và xin các cơ quan chức năng thông qua dự án!” - GS-TS Lê Huy Bá nhận xét.
Đất VQG giá 230 đồng/m2
Theo báo cáo ĐTM, bồi thường thiệt hại và kinh phí bảo vệ môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6 là 57 tỉ đồng (0,011% tổng mức đầu tư). Trong đó chi phí bồi thường thiệt hại 197 ha rừng (gồm VQG Cát Tiên và rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đồng Nai) là 460 triệu đồng, tương đương 230 đồng/m2. Đối với dự án thủy điện Đồng Nai 6A, bồi thường thiệt hại và kinh phí bảo vệ môi trường là 57 tỉ đồng (0,015% tổng đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường thiệt hại 175 ha rừng là 560 triệu đồng, tương đương 320 đồng/m2. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.