»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:11:34 PM (GMT+7)

Dự án thủy điện 6, 6A: Được ít, mất nhiều

(09:19:46 AM 24/05/2012)
(Tin Môi Trường) - Hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có thật sự quan trọng đến mức phải đánh đổi bằng việc “cắt” Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai để thực hiện?

Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai sẽ bị phá vỡ đa dạng sinh học nếu thực hiện dự án thủy điện trong vùng lõi bảo tồn
 

Sản lượng điện gần 1 tỉ KWh mà 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A dự kiến đóng góp sẽ đánh đổi bằng 380 ha đất rừng phòng hộ. Nhưng đây không phải đất lâm nghiệp thông thường mà là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có 180 ha vùng lõi bảo tồn của Vườn Quốc gia Cát Tiên.

 

Sản lượng điện không nhiều

 

Theo Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai - chủ đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, sản lượng điện cung cấp hằng năm của 2 dự án khá nhiều, gần 1 tỉ KWh. Dự án còn có ưu điểm là công suất lắp máy lớn 240 MW nhưng chiếm đất lâm nghiệp rất ít, khoảng 380 ha, tương đương 1,6 ha/MW. 

 

Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng sản lượng điện cần cung cấp cho nhu cầu trong nước, xuất nhập khẩu là 194 - 210 tỉ KWh vào năm 2015.

 

TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích ứng biến đổi khí hậu, nhận định: Nếu so sánh với quy hoạch mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sản lượng điện của 2 dự án trên không phải nhiều, vì vậy nếu thiếu hụt cũng không ảnh hưởng đáng kể.

 

Ảnh hưởng xấu đến hạ lưu, phá vỡ đa dạng sinh học

 

Nhiều nhà khoa học và các cơ quan quản lý khu bảo tồn đều cho rằng trong số 8 bậc thủy điện trên sông Đồng Nai, 2 thủy điện Đồng Nai 6 và 6A “nguy hiểm” nhất vì nằm ngay trong lõi khu bảo tồn. TS Tứ phân tích: Do nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai, 2 dự án này chắc chắn sẽ gây thay đổi lớn về cơ cấu dòng chảy tự nhiên xuống các khu vực hạ lưu theo chiều hướng bất lợi: tăng khả năng đe dọa lũ mùa mưa và thiếu nước mùa khô.

 

“Hệ thống sông Hồng và sông Lô đang bị hạ thấp mực nước nghiêm trọng, các trạm bơm đều đã phải treo máy vì không hoạt động được. Nguyên nhân chính là do các hồ thủy điện thượng nguồn giữ nước và tích trữ phù sa, gây xói - cạn lòng sông. Tình trạng này cũng bắt đầu diễn ra đối với sông Đồng Nai thời gian gần đây” - TS Tứ cho hay.

 

Đồng thời, việc phá rừng đầu nguồn để xây công trình sẽ khiến cho việc giữ nước ngầm bị ảnh hưởng. Theo TS Vũ Ngọc Long, Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới, 2 dự án thủy điện được thiết kế trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai sẽ gây mất sinh cảnh, ảnh hưởng lớn đến đời sống động thực vật trong khu vực. Đây là khu vực trọng yếu của khu dự trữ sinh quyển nên những tác động lên khu vực này chắc chắn sẽ phá vỡ tính đa dạng sinh học của toàn khu.

 

Trong khi đó, việc khắc phục các tác động tiêu cực nêu trên là vô cùng khó khăn và tốn kém vì việc hình thành cũng như bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực này đã diễn ra rất lâu nên các phương án loại trừ hoàn toàn các tác động tiêu cực của 2 dự án là bất khả thi.

 

Bên cạnh đó, tác động xã hội không nhỏ: người dân địa phương mất đất, tư liệu sản xuất và những di sản văn hóa đặc trưng, cũng như những thay đổi về tổ chức xã hội của cộng đồng. “Thủy điện có rất nhiều nhưng vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.

 

Đặc biệt là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai mang nhiều đặc trưng không nơi nào có được và có vai trò rất quan trọng với vùng Đông Nam Bộ” - TS Long nhấn mạnh.

 

TS Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng các tính toán của chủ đầu tư chỉ dựa vào chuỗi số liệu thủy văn quá khứ mà không xem xét tổ hợp các nhà máy đồng vận hành và các rủi ro của biến đổi khí hậu, dẫn đến yếu tố không chắc chắn và sẽ tiềm ẩn nhiều sai sót trong sự vận hành nhà máy theo yếu tố kỹ thuật nguồn nước sau này.

 

“Không có thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng không sao nhưng Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai bị tàn phá thì hậu quả khôn lường! Tác động tiêu cực thì cộng đồng chịu, còn lợi nhuận thì vào túi nhà đầu tư: 1 tỉ KWh/năm với giá bán điện khoảng 700 đồng/KWh, chẳng phải là quá hời hay sao!” - TS Tuấn cảnh báo.

 

 

“Quên” chống lũ và giảm hạn 

 

Theo TS Đào Trọng Tứ, các chủ đầu tư thủy điện đều cho rằng thủy điện ngoài nhiệm vụ phát điện còn điều tiết nước: chống lũ và giảm hạn. Để chống lũ, bắt buộc thủy điện phải xả hết nước về mực nước chết để chuẩn bị đón lũ nhưng như vậy sẽ không còn nước để phát điện và chủ đầu tư phải chịu lỗ. 

 

Cho nên trên thực tế không có thủy điện nào làm được “nhiệm vụ cao cả” do mình đề ra, hầu hết đều trữ nước để phát điện trong mùa kiệt và xả nước gây ngập cho hạ du vào mùa lũ!

 

Thu Sương/ NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án thủy điện 6, 6A: Được ít, mất nhiều

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI