Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Dự án thép ngàn tỉ “chết”: Ai chịu trách nhiệm?
(08:40:14 AM 25/05/2015)Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 647/KKT-QLDN “về việc chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy Liên hợp gang thép Vạn Lợi” gửi đến các ngân hàng đã cho chủ đầu tư dự án này vay tiền. Văn bản nêu rõ dự án có vốn đầu tư 1.764 tỉ đồng sẽ hoàn thành giai đoạn 1, cho sản phẩm phôi thép thương phẩm, gang thỏi vào tháng 8-2010 nhưng từ năm 2009 thì gặp vấn đề về nguồn lực, đến cuối năm 2010 phải dừng lại và bỏ hoang đến nay.
“Tiêu tùng” gần 1.000 tỉ đồng
Nhà máy Thép Vạn Lợi do Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, xây dựng tại Khu Kinh tế Vũng Áng (xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Dự án khởi công vào năm 2008, công suất 500.000 tấn/năm. Dự kiến, năm 2010, nhà máy đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động địa phương.
Nhà máy Thép Vạn Lợi bị bỏ hoang trong gần 5 năm
Do bị bỏ hoang nhiều năm nên hiện nay, các hạng mục công trình, trang thiết bị máy móc nhập về đã bị hoen gỉ, xuống cấp. Trong biên bản làm việc ngày 30-1-2015 và 24-4-2015 gửi Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh cùng Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh, chủ đầu tư xác nhận không thể khởi động lại dự án. Theo tìm hiểu của chúng tôi, tổng vốn đầu tư vào dự án này đã lên tới gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó, hơn 750 tỉ đồng là vay của các ngân hàng, nhiều nhất là VDB với 620 tỉ đồng, Vietcombank 70 tỉ đồng, BIDV 50 tỉ đồng…
Trao đổi với phóng viên sáng 24-5, ông Đặng Văn Thành, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh, cho biết: “Chúng tôi gửi văn bản tới các ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay vốn thực hiện dự án để các ngân hàng có kế hoạch bảo vệ, thanh lý tài sản”.
Theo lãnh đạo một ngân hàng cho Nhà máy Liên hợp gang thép Vạn Lợi vay tiền thực hiện dự án thì việc thu hồi vốn hiện rất khó vì tài sản thế chấp nay chỉ là khối máy móc đã hư hỏng.
“Tỉnh không liên quan”
Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh, tình trạng dự án chậm triển khai đã kéo dài gần 5 năm. UBND tỉnh Hà Tĩnh, sở - ngành địa phương và các ngân hàng cho vay vốn đã phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn nhưng dự án vẫn không thể tái khởi động.
Về việc khi nào Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh mới có quyết định thu hồi dự án, ông Đặng Văn Thành cho biết tuần sau có thể có quyết định thu hồi chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động của dự án. Ông Lê Minh Đạo, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, lý giải thêm: “Tỉnh đã tạo điều kiện tối đa, nhiều lần chỉ đạo, tập trung tháo gỡ khó khăn để giúp chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ nhưng họ không làm được. Tỉnh đã làm hết sức rồi, nếu họ không thực hiện được thì phải thu hồi dự án”.
Chiều 24-5, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh, cho biết nếu dự án bị thu hồi, việc ngân hàng thẩm định rồi cho chủ đầu tư vay thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm, tỉnh không liên quan. “Khi có quyết định thu hồi dự án, tôi nghĩ phần vốn của chủ đầu tư sẽ mất. Còn lại, các ngân hàng có thể bàn bạc với nhau theo hướng chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp khác để thu hồi vốn” - ông Tuấn nhận định.
Bên cho vay có nguy cơ trắng tay
Trả lời báo chí, đại diện một ngân hàng đặt chi nhánh ở Hà Tĩnh có cho chủ đầu tư vay tiền cho rằng hồi năm 2008, vì “nghe lời kêu gọi” của tỉnh nên các ngân hàng mới cho vay.
Chuyên gia tài chính - TS Đinh Thế Hiển phân tích: Nếu tỉnh Hà Tĩnh bảo lãnh bằng cách phát hành trái phiếu đô thị hoặc trái phiếu chính quyền địa phương rồi lấy số tiền đó cho doanh nghiệp vay thì tỉnh phải chịu trách nhiệm. Còn trong trường hợp này, tỉnh bảo lãnh chủ yếu bằng “chủ trương động viên” là chính. Vì vậy, phải xem lại năng lực thẩm định của các ngân hàng, dù là dự án phát triển kinh tế - xã hội hay thương mại cũng phải chịu trách nhiệm về hiệu quả.
Luật sư Trương Thanh Đức (Ban Pháp chế - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng nếu không có bảo lãnh chính thức từ tỉnh thì các ngân hàng cho vay phải tự chịu trách nhiệm. “Nếu doanh nghiệp có tài sản thế chấp, các ngân hàng có thể thu lại một phần vốn đã cho vay. Tuy nhiên, nếu tài sản thế chấp là dự án thì ngân hàng có nguy cơ mất trắng vì dự án giờ chỉ là đống sắt vụn” - luật sư Trương Thanh Đức nhìn nhận.
T.Phương
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.