»

Thứ năm, 21/11/2024, 19:43:19 PM (GMT+7)

Đê bao đang bị “lạm dụng”

(21:28:16 PM 11/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Dù được xác định là giải pháp hữu hiệu nhất giúp ĐBSCL chung sống với lũ, nhưng trên thực tế đê bao, bờ bao kiểm soát lũ đang bị lạm dụng. Đã có không ít địa phương quyết tâm làm đê bao cho riêng mình, bất chấp khả năng thích ứng thực tiễn và mối tương quan đến địa phương lân cận... dẫn đến hệ lụy là đê bao manh mún, tạm bợ.

 

Thấy “ăn khoai”, cũng “vác mai”...

 

Là một trong những người có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển đê bao kiểm soát lũ, nhưng giờ đây khi nhắc đến phong trào làm đê bao ở ĐBSCL, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang – ông Nguyễn Minh Nhị đã không khỏi lo ngại trước nạn bùng nổ đê bao kiểm soát lũ: “Hồi thông qua quy hoạch lũ ĐBSCL, Bộ NNPTNT quy hoạch ở An Giang chỉ có 2 huyện cù lao là Chợ Mới và Phú Tân. Tôi đề nghị và được đồng ý cho bổ sung thêm các địa phương: Long Xuyên, Thoại Sơn và một phần diện tích sản xuất lúa của những huyện còn lại với tổng diện tích  khoảng 80.000ha”. Bởi theo tính toán của các nhà khoa học, với quy mô đê bao này nước lũ dâng thêm 10cm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, 3 năm gần đây diện tích đê bao ở ĐBSCL tăng đột biến khi có nhiều địa phương “xé rào” tự lên đê bao ngay rốn lũ.

 

Trong đó, An Giang tăng lên 120.000ha, Đồng Tháp - 98.000ha, Cần Thơ - 50.000ha… Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam – ông Nguyễn Ngọc Anh, đến năm 2011, toàn ĐBSCL có vùng đê bao đến 600.000ha, chiếm 33,70% diện tích đất lúa. Và đây không phải là con số cuối cùng, bởi chỉ tính riêng Đồng Tháp đã phấn đấu nâng diện tích đê bao lên 110.000ha vào năm 2012. Đáng nói là nhiều diện tích trong số này không xuất phát từ tự nguyện của người dân và đồng thuận của các nhà khoa học.

Nếu[-]không[-]tính[-]toán[-]khoa[-]học,[-]việc[-]làm[-]đê[-]bao[-]sẽ[-]gây[-]tốn[-]kém[-]nhiều[-]tiền[-]của,[-]công[-]sức[-]và[-]không[-]đạt[-]mục[-]tiêu[-]duy[-]trì[-]sinh[-]hoạt[-]và[-]bảo[-]vệ[-]sản[-]xuất.[-][-][-][-][-]Ảnh:[-]LT
Nếu không tính toán khoa học, việc làm đê bao sẽ gây tốn kém nhiều tiền của, công sức và không đạt mục tiêu duy trì sinh hoạt và bảo vệ sản xuất. Ảnh: LT

 

“TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nhận xét: “Có nơi áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính,  có nơi lại cào bằng mà không hề có sự ưu tiên vì sự phát triển bền vững của ĐBSCL”. Chính vì thế mà đê bao rất manh mún, không đảm bảo kỹ thuật tối thiểu khi xây dựng, gây hao tốn tiền của, công sức mà kém sức chịu đựng với nước lũ. Điển hình là tuyến đê Cả Mũi (xã Tân Thành A, Tân Hồng, Đồng Tháp) hoàn thành vào thời điểm bất lợi (tháng 9) và đê lại không có mái ta-luy (vai đê) nên ngày 28.9 đã bị lũ “hạ gục”, làm mất trắng hơn 500ha lúa. Mặt khác, nhiều hệ thống đê bao được xây dựng rất thủ công, chỉ đơn giản là bờ đất, chưa gắn liền với hệ thống tiêu úng hợp lý, chưa gắn với hệ thống cầu cạn, cầu cống nên đã trực tiếp cản trở đường thoát lũ…

 

Trận lũ năm 2011 như lời nhắc cơ quan chức năng khẩn cấp rà soát, cập nhật bổ sung quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL. Đặc biệt là cần xem xét chủ trương phát triển mạnh vụ thu đông một cách khoa học, thực tiễn, hạn chế thấp nhất sự áp đặt cũng như sử dụng cụm từ biến đổi khí hậu và tác động của các đập thượng nguồn làm con “ngáo ộp” để che đậy cho các khiếm khuyết do chính con người tạo ra tại ĐBSCL và tìm cách tiêu tiền cho công trình quá mức cần thiết”, TS Tô Văn Trường nhấn mạnh.

 

Vơ đũa cả nắm

 

Bất cứ tác động nào của con người vào tự nhiên cũng có 2 mặt của vấn đề: Được và mất. Và tuy thường xuyên được bổ sung giải pháp để thích ứng tự nhiên, cân đối bài toán “được-mất” về kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng đê bao ở ĐBSCL cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thực tế cho thấy từ lúc xuất hiện đến nay đê bao đã đón nhận không ít “búa rìu dư luận”. Tuy nhiên, bằng những chứng cứ điều tra thực địa, tính toán khoa học, nhiều “chuyên gia lũ” vùng ĐBSCL đã cho rằng có không ít nhận xét “vơ đũa cả nắm” làm đê bao phải mang không ít “án oan”.

 

Lý giải về “án oan” cản dòng chảy khiến lũ ngập sâu hơn và thời gian ngập cũng kéo dài hơn trước đây, ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh: “Ngay cả khi diện tích lúa thu đông 2011 ở ĐBSCL lên hơn 600.000ha, trong đó 4 tỉnh vùng ngập lũ sâu là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An chiếm đến 305.000ha, thì đê bao vẫn không phải là nguyên nhân chính làm tăng lũ so với tác động của triều cường do hiệu ứng nước biển dâng khiến đỉnh lũ gia tăng và khó tiêu thoát hơn”. Bởi đến giữa tháng 9, khi lũ lên cao, đã có khoảng 65-75% diện tích thu đông thu hoạch xong, sẵn sàng xả lũ vào, chỉ còn khoảng 30% cần tiếp tục được bảo vệ (Đồng Tháp 25.000ha, An Giang 50.000ha…).

 

TS Tô Văn Trường cho rằng, ý kiến “đê bao làm cản trở khả năng đón nhận phù sa và vệ sinh đồng ruộng” cũng chỉ mới là thông tin chung chung, chưa đảm bảo tính khoa học. Bởi lũ không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho đất bằng phù sa, mà còn có tác dụng vệ sinh đồng ruộng, tháo chua, rửa phèn… Vì vậy, cần đánh giá nhu cầu nào quan trọng để áp dụng giải pháp quản lý nước nội đồng một cách hợp lý. “Bởi không phải cứ cho nước vào ra một cách tự nhiên là nhận được phù sa”, TS Trường nhấn mạnh. “Khả năng cung cấp phù sa của lũ phụ thuộc vào thời gian và không gian hoạt động, không phải lúc nào và nơi nào lũ cũng mang lại nhiều phù sa. Ngoài ra, biện pháp quản lý nước cũng rất quan trọng. Để đồng đất đón nhận được nhiều phù sa nhất, ta phải có biện pháp giữ lại để lắng đọng, sau đó mới xả ra, rồi lấy nước phù sa mới. Còn để cho nước chảy liên tục thì chủ yếu chỉ có tác dụng vệ sinh đồng đất”.

Thanh Tùng (Lao động)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đê bao đang bị “lạm dụng”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI