Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
ĐBSCL phấn đấu tăng trưởng GDP từ 11% mỗi năm
(08:46:49 AM 03/06/2013)Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, từ nay đến năm 2020, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, thâm canh dựa trên lợi thế của từng tiểu vùng; hình thành các vùng cây chuyên canh có năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày. Phát triển mạnh các cây trồng làm nguyên liệu công nghiệp và chế biến thức ăn gia súc.
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với hệ thống thủy lợi đa mục tiêu và chế biến song song với việc gắn sản xuất với bảo vệ môi trường sinh thái từng khu vực, trước hết là vùng rừng ngập mặn ven biển, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau. Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh công nghiệp, nhất là công nghiệp vừa và nhỏ, sớm khai thác tiềm năng khí vùng biển Tây Nam để phát triển công nghiệp khí-điện-đạm.
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, vận tảibiển; tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và chất lượng hàng nông thủy sản xuất khẩu, vật liệu xây dựng, phát triển mạnh công nghiệp cơ khí phục vụnông ngư nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch, nhất là du lịch sinh thái, sông nước, đưa Phú Quốc trở thành trung tâm dulịch, giao thương quốc tế. Xây dựng Cần Thơ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ để làm đầu mối, động lực cho toàn vùng phát triển.
Từ nay đến năm 2015, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đầu tư lớn đào tạo nhân lực, đổi mới máy móc, thiết bị, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Trước hết sẽ hoàn thiện hệ thống giao thông thủy bộ, hệ thống thủy lợi phục vụ trồng lúa, màu, cây ăn trái, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, dân sinh, phục vụ mở rộng sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh đó, vùng cũng chú trọng hoàn chỉnh giao thông nông thôn vùng sâu vùng xa, hình thành các tuyến trục dọc nối Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam bộ, nâng cấp tất cả các tuyến quốc lộ , tỉnh lộ; mở rộng, nâng cấp hệ thống cảng biển, cảng sông. Sớm hoàn thành việc nâng cấp sân bay Trà Nóc tại Cần Thơ thành sân bay quốc tế; phát triển mạng lưới cấp nước sạch, điện sản xuất, sinh học, viễn thông.
Để 200.000 hộ ở đây sinh sống an toàn, ổn định, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhiều loại hình đô thị, hoàn chỉnh các cụm tuyến dân cư tại vùng lũ đồng thời đẩy mạnh phát triển giáo dục, nhanh chóng nâng cao mặt bằng dân trí; đẩy mạnh đào tạo nghề và đào tạo cán bộ chuyên môn có trình độ cao; nâng cấp và thành lập một số trường đại học, thành lập thêm một số trường cao đẳng, phấn đấu đến năm 2015 đạt mức ngang bằng với các vùng khác về giáo dục, đào tạo.
Những vần đề bức xúc về xã hội, trước hết là bảo vệ môi trường đất, nước, không khí... được giải quyết tốt để cải thiện điều kiện sống cho nhân dân, tạo việc làm, bài trừ tệ nạn xã hội, xóa đói nghèo; hiện đại hóa các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, huyện, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu về ung bướu, phụ sản, tim mạch, lao và bệnh phổi tại Cần Thơ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.