Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đắk Lắk: Làm giàu từ chồn nhung đen
(07:58:33 AM 08/12/2012)Ở TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), nhiều người quen thuộc với trang trại Hồng Tiến chuyên nuôi động vật hoang dã nằm trong một con hẻm đường Nguyễn Văn Cừ, P.Tân Lập. Gọi là trang trại nhưng diện tích khá khiêm tốn, gói gọn trong khu vườn nhỏ rộng chừng 300 m2, với nhiều chuồng thú san sát nhau. Khách vào lúc nào cũng nghe rộn ràng tiếng kêu của đủ loại vật nuôi: nhím, kỳ đà, dúi, chồn hương, chim trĩ, bồ câu Pháp, và nhiều nhất là chồn nhung có lông mượt, màu đen tuyền. Anh Nguyễn Bá Hồng, chủ trang trại, cho biết ngoài cơ sở này anh còn có hai điểm chăn nuôi khác ở P.Tân An, TP.Buôn Ma Thuột và ở xã Ea Phê, H.Krông Pắk.
|
|
Cách đây chừng 5 năm, gia đình anh còn chật vật với nghề trồng cà phê và buôn bán nhỏ. Một lần, xem ti vi thấy nhiều mô hình nuôi nhím đem lại thu nhập cao, anh quyết định vay mượn vài chục triệu đồng mua vài cặp nhím giống về nuôi thử. Chỉ một năm sau, đàn nhím sinh sôi, phát triển lên hàng trăm con. Gặp thời điểm cơn sốt nuôi nhím bùng phát, giá nhím giống lên tới 10-15 triệu đồng/cặp, anh Hồng bán được khá nhiều nhím giống thu lợi lớn. Thế nhưng, không bằng lòng với thành công đó, anh Hồng tiếp tục tìm hiểu để thử sức với nhiều vật nuôi khác.
Năm 2010, cũng từ sách báo, truyền hình, anh Hồng biết được về loài chồn nhung đen nguồn gốc từ Nam Mỹ, có thịt ngon, được thị trường ưa chuộng. Anh liền một mình cất công ra tận miền Bắc, tìm mua 7 cặp chồn ở Viện Nghiên cứu chăn nuôi và tiếp nhận hướng dẫn kỹ thuật nuôi của viện này. Số giống ban đầu này trong 3 năm đã phát triển lên hàng ngàn con, trừ số bán đi hiện anh Hồng còn trong tay hơn 600 con.
Chồn nhung được chăm sóc kỹ lưỡng trong những căn phòng hơi tối, nhưng thoáng và sạch. Anh Hồng giải thích: “Loài chồn này khá nhát với ánh sáng, cũng không ưa ẩm thấp nên chuồng phải kê cao hơn nửa mét so với mặt đất, được cọ rửa, làm sạch chất thải thường xuyên. Nhờ làm tốt khâu vệ sinh mà hầu như chồn không hề mắc bệnh, tỷ lệ sống rất cao”.
|
Theo anh Hồng, không gì rẻ như chi phí thức ăn cho chồn nhung. Mỗi ngày vài trăm con chỉ cần khoảng vài kg cỏ voi, hoặc có thể cho ăn các loại lá ngô, lá mía. Chồn nhung cũng thích củ, quả như cà rốt, khoai, vỏ dưa hấu, khi chồn còn nhỏ hoặc cần bồi dưỡng thì cho ăn thêm lúa mạch, cám gạo... Anh Hồng cho biết, chồn nhung 1 tháng tuổi có thể bán làm giống với giá 800.000 đồng/cặp, còn nuôi thương phẩm sau 5 tháng thì chồn có thể nặng từ 1,2 - 1,5 kg/con, giá bán 350.000 - 400.000 đồng/kg. Mỗi năm, riêng nuôi chồn nhung đã cho gia đình anh Hồng thu nhập bình quân hơn 300 triệu đồng. Ngoài ra, các cơ sở nuôi của anh Hồng còn có 150 con dúi, gần 200 con nhím, 100 con chim trĩ, 70 con kỳ đà; đưa tổng thu nhập mỗi năm lên ngót nửa tỉ đồng.
Anh đã tự mình soạn tài liệu kỹ thuật nuôi chi tiết, truyền nghề cho tất cả khách hàng có nhu cầu.
Ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Làm giàu từ chồn nhung đen
-
Nong hoang (06:35:35 AM 17/06/2013)Tiêu đề
Toj o dak nong nuoj chon nhung den nhug ko co dau ra.
-
Nong hoang (06:40:44 AM 17/06/2013)Tiêu đề
O dak nong ko co dau ra.
-
trần văn hương (16:39:25 PM 04/02/2014)thích nuôi chồn nhung đen
tôi muốn nữa chồn nhung đen tại đăk lăk ai bán pon mình nhé 0968413863
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.