Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đại gia vay nghìn tỷ nhập tàu cũ: Hoan hô Bộ đã "lắc đầu"!
(13:15:57 PM 19/08/2014)Mấy ngày nay dư luận ‘nóng’ ran với việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) chính thức bác bỏ đề xuất xin vay ưu đãi hàng nghìn tỷ đồng để nhập khẩu tàu cá cũ của Công ty CP Đức Khải và Công ty CP Tập đoàn Trí Việt. Đây được coi là cái ‘lắc đầu’ sáng suốt trong bối cảnh đang có khá nhiều quan điểm phản đối ý tưởng ‘hợp thời’ của hai doanh nghiệp trên.
Ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải lên kế hoạch vay ưu đãi nghìn tỷ mua gần 100 tàu cũ
Kế hoạch nhân danh ‘lòng yêu nước’
Trước đó, vào khoảng giữa tháng 5/2014, khi tình hình biển Đông đang khá căng thẳng với sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Công ty CP Đức Khải tuyên bố sẽ đầu tư nghìn tỷ để mua hàng trăm tàu cá, 2 máy bay trực thăng cùng ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền đất nước.
Khi tuyên bố này được đưa ra, hàng triệu người ngỡ ngàng, xúc động. Rõ ràng, mục tiêu “bảo vệ chủ quyền đất nước”, hỗ trợ ngư dân nghèo vươn khơi bám biển của Công ty Đức Khải rất đáng hoan nghênh, ca tụng. Tất nhiên, khi đó người ta đang lầm tưởng, số tiền nghìn tỷ đồng đầu tư mua tàu là ‘tiền túi’ của chính doanh nghiệp bỏ ra.
Nhưng chỉ ít ngày sau đó, nhiều người bắt đầu thất vọng và nghi ngờ mục đích thực sự của kế hoạch hoành tráng này khi chính ông Phạm Ngọc Lâm – Chủ tịch HĐQT Đức Khải công bố đề án chi tiết với tổng số vốn đầu tư mua tàu là 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn vay ưu đãi chiếm tới 90% (1.350 tỷ đồng), với đề xuất được vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ 1%/năm, kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 11, ân hạn 1 năm không tính lãi suất.
Nhiều người bảo hóa ra Công ty CP Đức Khải đã lên kế hoạch khá hoàn hảo cho phi vụ làm ăn này, nhằm tranh thủ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho mục đích cá nhân chứ không hoàn toàn vì ‘hỗ trợ ngư dân’, vì ‘lòng yêu nước’ như tuyên bố ban đầu.
Còn nhớ, ngay thời điểm đó, trò chuyện với PV, một chuyên gia kinh tế đã khá bình luận khá gay gắt “Dư luận đang bị Đức Khải đánh lừa bởi lý do ‘yêu nước’, mua tàu cá để cùng ngư dân bám biển. Tôi đồ rằng, đó là kế hoạch được công ty này vẽ ra nhằm tranh giành nguồn vốn ưu đãi với ngư dân mà thôi. Nếu không tỉnh táo, để doanh nghiệp này tiếp cận được vốn, vài bữa, lợi dụng chính sách, họ vẽ ra những rủi ro trên biển, tàu chìm, khi đó thì nhà nước mất vốn như chơi”...
Mặc dù sau đó, Đức Khải liên tiếp tổ chức những cuộc họp báo nhấn đi nhấn lại, rằng kế hoạch đầu tư đội tàu đánh cá là hoàn toàn khả thi, rằng đây là một trong những kế hoạch kinh doanh được doanh nghiệp tính toán kỹ, rồi "chả dại gì chúng tôi lại đầu tư vào chỗ biết chắc rủi ro"… nhưng cuối cùng, sự nghi ngờ của dư luận vẫn không vì thế nguôi đi.
Nhiều câu hỏi đặt ra là phải chăng Đức Khải đang cố tình nhân danh ‘lòng yêu nước’, lợi dụng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ để thực hiện những mục đích khác của doanh nghiệp?
Rất nhiều chuyên gia sau đó đã lên tiếng, chỉ ra những điểm bất hợp lý trong đề án xin vay vốn ưu đãi để nhập về đống tàu cũ nát này. TS. Chu Tiến Vĩnh – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Việt Nam khẳng định, số tàu mà Đức Khải dự định mua về là loại tàu quá cũ, trước đó nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản đề xuất “biếu không” cho Việt Nam, nhưng ngành Thủy sản đều từ chối nhận vì không muốn biến Việt Nam thành ‘bãi rác’.
Rất may Bộ đã ‘lắc đầu’
Hàng ngàn ngư dân sẽ có thêm cơ hội tiếp cận vốn ưu đãi khi Bộ NN&PTNT bác đề xuất của doanh nghiệp Đức Khải và Trí Việt
Khi đề án của Đức Khải còn đang nằm chờ phê duyệt, Công ty CP Tập đoàn Trí Việt do ông Nguyễn Văn Trí làm Chủ tịch HĐQT cũng đã nhanh chân tiếp bước xin được vay ưu đãi nghìn tỷ từ nguồn vốn hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ, để nhập khẩu tàu cũ về nước.
Đề án của Công ty này không nhân danh ‘lòng yêu nước’, nhưng lại vẽ ra viễn cảnh sẽ giúp nâng cao đời sống cho ngư dân, tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển…
Cụ thể, trong Tờ trình gửi tới các bộ, ngành, Công ty Trí Việt cho rằng, việc nhập và đóng mới tàu vỏ thép là thực hiện chủ trương lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về việc đóng mới và cải tạo nâng cấp tàu đánh cá vỏ thép nhằm giúp ngư dân có phương tiện an toàn đánh bắt khai thác thủy hải sản xa bờ trên vùng biển của Việt Nam, nhằm từng bước nâng cao đời sống cho ngư dân và tham gia bảo vệ chủ quyền trên biển.
Tuy nhiên dù là "nhân danh" gì, dù mục đích có khác nhau, song cả Đức Khải và Trí Việt đều giống nhau ở điểm, muốn được vay ưu đãi nghìn tỷ chỉ để nhập khẩu tàu quá đát và hoàn toàn không nằm trong diện được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ nên đã bị Bộ NN&PTNT từ chối thẳng thừng.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, "Công ty CP Đức Khải đã đề xuất vay tới 1.350 tỷ đồng từ ngân sách để mua và đóng mới tàu cá. Tuy nhiên, qua xem xét, tàu mua đều quá cũ (sản xuất từ năm 1985), còn tàu đóng mới không đáp ứng được điều kiện vay theo quy định hiện hành nên Bộ không thể ‘duyệt’ đề án của doanh nghiệp này".
Tương tự, đối với đề xuất xin vay ưu đãi để nhập 222 tàu vỏ thép đã qua sử dụng của Công ty CP Tập đoàn Trí Việt, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho biết, “số tàu mà Công ty Trí Việt muốn nhập về có nhiều tàu niên hạn trên 15 năm, thậm chí có nhiều tàu đã trên 30 năm hoạt động nên không đáp ứng quy định, Bộ không đồng ý”.
Cái “lắc đầu” đúng lúc của Bộ NN&PTNT đã nhận được sự đồng tình của dư luận, dẹp tan nỗi lo đồng vốn ưu đãi của nhà nước bị lợi dụng. Hơn nữa, chính cái ‘lắc đầu’ từ chối cho vay vốn ưu đãi nhập khẩu tàu cũ với hai doanh nghiệp trên cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm hàng ngàn ngư dân nghèo thêm cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi, đóng mới tàu sắt, yên tâm vươn khơi bám biển, làm chủ cuộc sống của mình.
Được biết, Công ty Đức Khải từng tuyên bố, trong trường hợp Chính phủ không chấp thuận đề nghị được vay số tiền 1.350 tỷ đồng từ nguồn ưu đãi thì đơn vị này vẫn thực hiện dự án này nhưng với quy mô nhỏ hơn. Còn Công ty Trí Việt, sau khi chính thức nhận văn bản từ chối việc cho vay ưu đãi từ Bộ NN&PTNN, doanh nghiệp này cũng dự kiến sẽ chuyển hướng mua 20 tàu từ Hàn Quốc ngay trong năm 2014 để cùng ngư dân vươn khơi, bám biển.
Nếu dự định của hai doanh nghiệp này được triển khai, dù với quy mô nhỏ, nhưng đó cũng là tín hiệu đáng mừng bởi khi doanh nghiệp đầu tư bằng nguồn vốn của chính mình, hẳn nhiên, việc tính toán, cân nhắc nhập khẩu loại tàu nào, tổ chức vươn khơi đánh bắt hải sản sao cho hiệu quả sẽ được ưu tiên hàng đầu. Đó là cái lợi cho doanh nghiệp, cũng chính là cái lợi cho đất nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.