»

Thứ ba, 05/11/2024, 08:13:05 AM (GMT+7)

Đại gia ngành than khốn đốn sau mưa lũ

(10:39:26 AM 07/08/2015)
(Tin Môi Trường) - Trận mưa lũ lịch sử ở Quảng Ninh không chỉ khiến người dân khốn đốn mà hàng loạt đại gia ngành than cũng lâm vào tình cảnh khốn cùng.


Than Mông Dương chịu thiệt hại nặng nề


Hàng loạt đại gia lao đao

Trận mưa lũ lịch sử diễn ra từ những ngày cuối tháng 7 ở Quảng Ninh không chỉ khiến người dân khốn đốn mà hàng loạt đại gia ngành than cũng lâm vào tình cảnh khốn cùng.

Theo một báo cáo nhanh phát hành đầu tháng 8 của công ty chứng khoán VPBS, trận mưa lũ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị thuộc TKV trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là khu vực Hạ Long và Cẩm Phả.

Theo thống kê ban đầu của TKV, tổng thiệt hại do mưa lũ dự kiến tại thời điểm 31/7/2015 lên đến 1.000 tỷ đồng và có thể tăng cao hơn nếu thời tiết còn diễn biến phức tạp. Đồng thời các ngày cuối tháng 7 phải ngừng sản xuất làm giảm sản lượng than sản xuất, tiêu thụ trên 0,5 triệu tấn.

Công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin (MDC) là công ty than bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với các mỏ than bị ngập nước từ -250m đến -90m, cơ sở vật chất của mỏ cũng bị hư hại do cơn lũ. Công ty ước tính sẽ mất khoảng 3-5 tháng mới có thể hồi phục công suất.


Công ty cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin (TVD) bốn nhà máy đã bị ngấm nước do cơn bão và mưa lớn. Công ty đã phải tạm thời ngừng hoạt động cả bốn nhà máy để khắc phục khả năng thoát nước. Điều này sẽ gây tổn thất doanh thu cho công ty trong năm 2015.

Chịu thiệt hại nhẹ hơn một chút là công ty cổ phần Than Cọc 6 – Vinacomin (TC6), công ty cổ phần Than Cao Sơn – TKV (TCS), công ty cổ phần Than Đèo Nai – TKV (TDN), công ty cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin (THT) và công ty cổ phần Than Núi Béo Vinacomin (NBC).

Điều đáng tiếc ở chỗ, các doanh nghiệp ngành than lao đao ngay sau khi vừa phục hồi sau thời gian dài khó khăn.

Theo số liệu công bố của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, tình hình sản xuất - kinh doanh 6 tháng đầu năm trên các lĩnh vực của Tập đoàn tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2015, 8 doanh nghiệp ngành than đạt tổng cộng 12.304,87 tỷ đồng doanh thu thuần tăng trưởng 10% so với cùng kỳ; LNST đạt 111,52 tỷ đồng tăng trưởng 140,6% so với 6 tháng đầu năm 2014.
 
Hàng trăm tỷ đồng bốc hơi

Mất mát của các công ty ngành than vừa nằm ở chỗ công ty hư hại tài sản và phải ngừng hoạt động, vừa được thể hiện qua diễn biến của cổ phiếu trên sàn. Đa số cổ phiếu của các công ty kể trên đều sụt giảm khiến vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng trăm tỷ đồng.

Cụ thể, so với ngày 27/7 (chỉ vài ngày sau khi trận mưa lũ bắt đầu), MDC giảm 500 đồng/CP xuống 9.000 đồng/CP. Trong đó đáng kể nhất là phiên giao dịch 31/7, thời điểm đã xác định được trận mưa lũ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân Quảng Ninh, cổ phiếu MDC giảm sàn, giảm tới 900 đồng/CP.

Sau đó, MDC có phiên phục hồi nhẹ nhưng tính đến ngày 6/8, vốn hóa thị trường của công ty than Mông Dương đã giảm 7,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu TVD cũng không thoát khỏi xu hướng và giảm 600 đồng/CP xuống 8.700 đồng/CP sau 8 ngày giao dịch. TVD khiến vốn hóa thị trường của công ty Than Vàng Danh giảm 25,2 tỷ đồng.

Chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ từ trận mưa lũ nhưng TCS giảm 400 đồng/CP xuống 9.100 đồng/CP, TDN giảm 400 đồng/CP xuống 8.600 đồng/CP. Hai cổ phiếu này khiến vốn hóa công ty Than Cao Sơn giảm 6 tỷ đồng và vốn hóa công ty Than Đèo Nai giảm 6,4 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu giảm mạnh nhất ngành than là THT và NBC. THT giảm 900 đồng/CP làm vốn hóa của Than Hà Tu “bay hơi” 12,3 tỷ đồng. NBC giảm 1.500 đồng/CP xuống 8.000 đồng/CP khiến vốn hóa Than Núi Béo giảm 55,5 tỷ đồng.

Không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trận mưa lũ ở Quảng Ninh nhưng công ty Cổ phần Than Hà Lầm cũng chịu thiệt hại vì nhà đầu tư không mặn mà với cổ phiếu ngành than. Từ 27/7 tới 6/8, cổ phiếu HLC giảm 900 đồng/CP xuống 9.500 đồng/CP khiến vốn hóa Than Hà Lầm giảm 22,9 tỷ đồng.

Như vậy, gần 150 tỷ đồng vốn hóa của một số doanh nghiệp ngành than đã trôi theo mưa lũ.

Bảo Linh/VTC news
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đại gia ngành than khốn đốn sau mưa lũ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI