Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Cường đô-la vượt bầu Đức, bà chủ TH muốn đất Tây Nguyên
(19:27:20 PM 13/04/2014)Cường đô la vượt qua bầu Đức
Tuần vừa qua, thị trường chứng kiến những phiên điều chỉnh liên tiếp của VN-Index khiến nhiều cổ phiếu giảm sâu. Thế nhưng cổ phiếu QCG nhà Cường đô la vẫn mạnh mẽ đi lên dù thiếu thông tin hỗ trợ, thậm chí QCG còn có tốc độ tăng trưởng hơn hẳn HAG của bầu Đức.
Cụ thể, giá trị cổ phiếu QCG thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quốc Cường Gia Lai, mẹ Cường đô la tăng 115,1 tỷ đồng lên 817,9 tỷ đồng. Bà Loan đang tiến sát tới Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Với hơn nửa triệu cổ phiếu nắm giữ, Cường đô la có thêm hơn 1 tỷ đồng. Tổng tài sản trên thị trường chứng khoán của vị thiếu gia phố núi đang là 7,3 tỷ đồng. Tài sản của Nguyễn Ngọc Huyền My, em gái Cường đô la phình thêm 343 triệu đồng.
Giống như Quốc Cường Gia Lai, Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp phố núi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, tuần này, Hoàng Anh Gia Lai kém may mắn hơn Quốc Cường Gia Lai khi cổ phiếu HAG giảm khá mạnh khiến bầu Đức đã mất 187 tỷ đồng. Tổng tài sản trên thị trường chứng khoán của bầu Đức còn 8.787 tỷ đồng.
Cùng lúc, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) tuần vừa qua cũng đã giảm mạnh khiến vốn hóa thị trường của Kinh Đô bốc hơi 670,5 tỷ đồng.
Ông Trần Kim Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Kinh Đô đứng nhìn tài khoản hao hụt tới 70,2 tỷ đồng. Trần Lệ Nguyên, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Kinh Đô mất 56 tỷ đồng. Chịu mất mát lớn nhưng ông Trần Kim Thành vẫn vững vàng trong Top 2, ông Lệ Nguyên tiến rất sát Top 20người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lần lượt là 1.008 tỷ đồng và 804 tỷ đồng.
Đại gia ngân hàng mất mát
Cũng trong tuần qua, nhiều đại gia ngân hàng đã nhận tin không vui khi cổ phiếu liên tục đi xuống. Cụ thể, ông Trần Hùng Huy Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB đã mất 5,8 tỷ đồng sau khi cổ phiếu của ACB giảm 200 đồng/CP xuống 16.900 đồng/CP.
Cổ phiếu của bầu Kiên bị phong tỏa không giao dịch được nhưng theo thị giá ACB, khối tài sản này cũng bị ảnh hưởng. Giá trị hơn 73 triệu cổ phiếu ACB của bầu Kiên và vợ, bà Đặng Thị Ngọc Lan giảm 14,7 tỷ đồng.
Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Nam (STB) cũng sụt giảm khiến ông Trầm Trọng Ngân, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phương Nam, cổ đông lớn nhất của Sacombank mất 16,4 tỷ đồng.
Ông Trầm Khải Hòa, em trai ông Trầm Trọng Ngân, người đang nắm giữ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị Sacombank mất mát ít hơn khi có 7,1 tỷ đồng bốc hơi khỏi tài khoản chứng khoán.
Sở hữu cổ phiếu STB ít hơn ông Trầm Trọng Ngân và ông Trầm Khải Hòa nên giá trị cổ phiếu sụt giảm của STB mà ông Phan Huy Khang, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Sacombank nắm giữ chỉ hao hụt 4,8 tỷ đồng.
Nổi tiếng là một nữ tướng "thép" bà Nguyễn Thị Mai Thanh được biết đến như người điều hành chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh REE. Nhưng ít ai biết rằng bà Thanh cũng là cổ đông của Sacombank. Bà Thanh nắm giữ 90.522 triệu cổ phiếu STB. Tuần này, giá trị STB của bà Thanh giảm 27,2 triệu đồng.
Đất Tây Nguyên và tiền lệ phá rừng nhân danh phát triển
Tuần vừa qua, dư luận xôn xao với phát ngôn của bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH, đơn vị sở hữu thương hiệu TH True Milk khi bà Hương nói: "Cứ có đất cho tôi, Tây Nguyên sẽ thay đổi sau ba năm. Chúng tôi không chỉ làm sữa, mà còn cả trồng rừng, dược liệu và du lịch sinh thái".
Theo bà Thái Hương, Tây Nguyên thậm chí còn sở hữu nhiều ưu điểm hơn vùng Tây Nghệ An về khí hậu và thổ nhưỡng. Song, điểm yếu của khu vực này là điện, đường và nước.
“Tuy nhiên, nếu giao đất cho chúng tôi, chúng tôi biết và có cách khắc phục những điểm yếu đó nhanh hơn. Nhà nước làm thì dễ chậm. Như với nước, rừng Tây Nguyên đã không còn như trước, nên việc đầu tiên chúng tôi làm là trồng một phần rừng để giữ nước. Phải tổ chức lại việc sản xuất của các nông trường, các tổng đội thanh niên xung phong, để họ trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất. Nông lâm trường cũng chính là điểm thuận lợi để tập trung đất đai và lao động, đào tạo lao động. Với Tây Nguyên, chúng tôi cũng đã nhìn ra lâu rồi nhưng vẫn còn khó về chính sách đất đai, chính sách vốn…”, theo bà Thái Hương.
Trước đó, hồi tháng 6/2013, tổ chức Global Witness (GW) đã từng đưa ra lời cáo buộc Tập đoàn HAGL đang nhân danh kinh tế để phá rừng.
Trước thông tin này GS Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ trong cuộc phỏng vấn báo Đất Việt đã cho biết, có tình trạng nhân danh phát triển kinh tế, làm giàu cho đất nước, tạo công ăn việc làm nhiều doanh nghiệp đã phá rừng để trồng rừng mới hiệu quả cao hơn.
"Tây Nguyên được coi là mái nhà xanh, là lá phổi giữ ổn định sinh thái cho cả nước. Nhưng chỉ cần theo dõi thông tin là biết, cứ mỗi lần mưa lũ là hàng trăm ngôi nhà bị cuốn trôi, mùa màng bị phá huỷ, hàng vạn m3 gỗ mênh mông trôi ở các cửa sông. Nhìn vào đó là biết ngay, lâm tặc vẫn hoành hành.
Đó là điều bất cập. Bất cập ở chỗ càng biết luật lại càng làm trái luật. Đến cả không ít người thực thi lâm luật lại có lúc, có nơi cộng tác với lâm tặc hoặc bảo vệ nhóm lợi ích cao hơn. Tức là, lẽ ra họ phải chống thì họ lại làm, mà không chỉ riêng gì trong kiểm lâm mà bất cứ ngành nào cũng có", GS Nguyễn Ngọc Lung nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.