»

Thứ bảy, 18/01/2025, 22:54:59 PM (GMT+7)

Có lợi ích nhóm trong phê duyệt dự án thép Cà Ná? Tin mới nhất

(11:40:58 AM 15/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Vì sao dự án Thép Cà Ná được phê duyệt bất chấp phản đối của dư luận? Có hay không vấn đề lợi ích nhóm trong việc này? - đại biểu Phạm Thị Minh Hiền đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

[-]Có[-]lợi[-]ích[-]nhóm[-]trong[-]phê[-]duyệt[-]dự[-]án[-]thép[-]Cà[-]Ná?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - Ảnh: Lê Kiên
 
Sáng 15-11, hai bộ trưởng đang ngồi các ghế nóng nhất là ông Trần Tuấn Anh (bộ trưởng Bộ Công thương) và Trần Hồng Hà (bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường) trả lời chất vấn Quốc hội. 
 
Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan trách nhiệm của bộ này nhưng một số đại biểu vẫn hỏi lại vì "chưa hài lòng".
 
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án thu lỗ ngàn tỉ, thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho dân vùng hạ du khiến dư luận bức xúc, trách nhiệm quản lý nhà nước trước tình trạng phân bón giả tràn lan... là những câu hỏi "nóng" mà các đại biểu Quốc hội đặt ra với Bộ trưởng Bộ Trần Tuấn Anh.
 
Đề nghị bộ trưởng trả lời thẳng, thật về dự án Thép Cà Ná
 
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đã nêu chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về dự án này. Theo đại biểu Hiền, Thép Cà Ná là dự án không nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt trước đó.
 
Dự án được phê duyệt bất chấp sự phản đối gay gắt của dư luận, bất chấp sự lo lắng, hoang mang của người dân và sự phản biện cảnh báo mạnh mẽ của các chuyên gia kinh tế, môi trường về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển không chỉ ở vùng biển Ninh Thuận mà cả các vùng biển Khánh Hòa, Phú Yên...
 
"Đề nghị bộ trưởng trả lời thẳng, trả lời thật với cử tri cả nước về các vấn đề sau: Dù chỉ là bổ sung quy hoạch nhưng dự án đã đi ngược lại chủ trương của Chính phủ là đánh đổi môi trường. 
 
Có hay không xuất hiện lợi ích nhóm trong việc bổ sung quy hoạch dự án? Có hay không việc bộ đã và đang chạy theo doanh nghiệp để làm dự án? Đầu tư theo quy hoạch hay quy hoạch theo đầu tư?", đại biểu Hiền chất vấn. 
 
Theo đại biểu Hiền, vậy việc bất chấp những phản biện khoa học, tâm huyết của các chuyên gia, để cơ quan chức năng bổ sung vào quy hoạch dự án này có được xem là hành vi dẫn đến tội ác hay không?
 
"Xin khẳng định là không có lợi ích nhóm!" 
 
Trả lời câu hỏi của đại biểu Hiền, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trình bày rất dài, ông nói: Xin được báo cáo với đại biểu Quốc hội, trữ lượng quặng sắt của chúng ta khoảng 1,5 tỉ tấn. 
 
Nhưng mỗi năm chúng ta phải nhập khoảng 3 tỉ USD để phục vụ nhu cầu trong nước, dự kiến đến năm 2020 chúng ta phải nhập khẩu các sản phẩm sắt thép khoảng 15 tỉ USD. 
 
Hiện nay với ngành sắt thép cơ bản, kể cả thép thô phục vụ các ngành cán thép, luyện thép gần như chưa có, ngoại trừ một số các doanh nghiệp như Hòa Phát hay một số tổng công ty thép đầu tư các dự án quy mô ở mức nhỏ. 
 
Chủ trương, quan điểm của Chính phủ là phát triển bền vững, đặc biệt trong các ngành công nghiệp thì phải ưu tiên khai thác các tài nguyên có lợi thế, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, làm nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế khác. 
 
"Tất nhiên, tôi khẳng định quan điểm lại một lần nữa, chúng ta phải dám khẳng định một cách công khai tại diễn đàn này là chúng ta không đánh đổi môi trường lấy các dự án công nghiệp bằng mọi giá. Và cũng không có câu chuyện là các dự án thép đưa ra đây để đánh đổi môi trường. 
 
Và tôi khẳng định tại Quốc hội, tại diễn đàn này, ở đây không phải lợi ích nhóm. Tại sao lại là lợi ích nhóm ở đây khi chúng ta đang hướng tới một cách hài hòa và bền vững các ngành công nghiệp quan trọng của chúng ta, khai thác hợp lý và bền vững các lợi thế tài nguyên quốc gia?", bộ trưởng đáp.
 
Trong quá trình xây dựng quy hoạch về ngành thép đã có từ những năm 2011 thì dự án thép Cà Ná đã được phê duyệt từ năm 2011 với dự án thép của nước ngoài phối hợp với Vinashin.
 
Quy hoạch này đã được làm đầy đủ quy trình, thủ tục, đã được Thủ tướng phê duyệt và có đánh giá tác động môi trường. 
 
Từ những năm 2008 do suy thoái kinh tế, chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính nên họ đã rút, vì vậy dự án đã được đưa ra khỏi quy hoạch. 
 
Đến gần đây dự án tiếp tục được nghiên cứu, và Tập đoàn Tôn Hoa Sen đề xuất xin chủ trương đầu tư dự án.
 
Với các đề xuất về đảm bảo môi trường, đảm bảo công nghệ, và các nội dung khác của đầu tư, Bộ Công thương đã căn cứ dựa trên yêu cầu phát triển công nghiệp thép, đã làm việc với tỉnh Ninh Thuận, cũng như đánh giá thực trạng, khảo sát tại địa điểm, làm việc với nhà đầu tư. 
 
"Tôi xin báo cáo với Quốc hội đây mới chỉ là điều chỉnh quy hoạch, dựa trên phân tích các lợi thế so sánh của chúng ta, chứ không phải là dự án đầu tư đã được phê duyệt. 
 
Thậm chí có ý kiến cho rằng chúng ta có đánh đuổi muối Cà Ná lấy thép hay không? Chúng tôi cho rằng chúng ta không đánh đổi. Chúng ta có quan điểm phát triển bền vững, hài hòa, khai thác lợi thế của đất nước", bộ trưởng Trần Tuấn Anh đáp.
 
Theo bộ trưởng, dự án thép Cà Ná đã được xem xét cẩn trọng, đúng quy trình, được phê duyệt tại quy hoạch mới đây nhất về ngành thép.
 
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình đầu tư dự án có hiệu quả, đặc biệt là đảm bảo về môi trường, Thủ tướng đã giao trách nhiệm cho các bộ, ngành là phải phối hợp làm rõ về chủ đầu tư, về địa phương, về tất cả các chi tiết, nội dung liên quan đến dự án tiền khả thi, báo cáo khả thi của dự án. 
 
Các chi tiết liên quan đến thiết bị, đến công nghệ, đến phương án xử lý chất thải, phương án bảo vệ môi trường, hiệu suất của dự án và hàng loạt các vấn đề khác sẽ được thẩm định, phê duyệt và lúc đó đảm bảo hiệu quả, đảm bảo tính pháp lý thì mới phê duyệt. 
 
"Không chỉ dự án thép Cà Ná, mà còn dự án khác như thép Dung Quất mà mới đây Tập đoàn Hòa Phát báo cáo xin tham dự và các dự án thép khác đều phải đảm bảo các quy định của pháp luật, đặc biệt là dựa trên nguyên tắc cao nhất bảo vệ môi trường, từ những bài học mà chúng ta rút ra từ dự án thép của Formosa", bộ trưởng Bộ Công thương đáp. 
 
Bộ trưởng có giải pháp gì?
 
“Báo cáo với Quốc hội về nguyên nhân thua lỗ, yếu kém của những siêu dự án, Bộ trưởng nói rằng không loại trừ những sai phạm xảy ra.
 
Đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những sai phạm này: đâu là sai phạm của những cá nhân, tổ chức quản trị doanh nghiệp? Đâu là trách nhiệm trong quản lý nhà nước? Bộ trưởng có giải pháp gì để chấm dứt tình trạng con voi chui lọt lỗ kim?” - đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) nêu chất vấn với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh. 
 
Trả lời, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: Đối với 5 dự án thua lỗ, tồn đọng, còn nhiều vướng mắc, trong các lĩnh vực Bộ Công thương quản lý ngành. Chúng tôi hiểu rằng đại biểu Quốc hội và cử tri đòi hỏi phân tích nguyên nhân rõ hơn nữa, để tránh tình trạng như vậy xảy ra trong tương lai.
 
5 dự án này đã được phê duyệt từ khoảng năm 2003-2008 và đến nay. Trong từng dự án cụ thể, có những diễn biến khác nhau, kéo dài qua từng thời kỳ. Nhưng nhìn chung lại thì có một số vấn đề.
 
Thứ nhất, các dự án này đều triển khai kéo dài. Ví dụ dự án xơ sợi Đình Vũ, dự án Đạm Ninh Bình, thậm chí dự án Đạm Ninh Bình đến nay vẫn chưa quyết toán được đầu tư mặc dù đã đi vào vận hành.
 
Thứ hai, các dự án này đầu tư trong khi thị trường thế giới biến động rất mạnh. Ví dụ giá dầu khí có lúc lên đến 147 USD/thùng, bây giờ chỉ còn hơn 40 USD/thùng. Sự biến động giá cả như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của dự án.
 
Thứ ba, có một số nguyên nhân chung dẫn đến hạn chế, thậm chí là có vi phạm. Ví dụ về năng lực quản lý, theo quy định thì các tổng công ty 90-91 thì ban lãnh đạo chịu trách nhiệm về chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án.
 
Năng lực hạn chế trong quản lý dự án, chỉ đạo thực hiện dự án cũng đã dẫn đến tồn tại nêu trên.
 
Cho đến nay, các dự án từ gang thép Thái Nguyên, Xơ sợi Đình Vũ, xăng ethanol Phú Thọ, đạm Ninh Bình đều có vấn đề của nó, đặc biệt là kém hiệu quả.
 
Về giải pháp, theo ông Trần Tuấn Anh, phải rút kinh nghiệm từ những dự án như vậy, xem xét để xử lý trách nhiệm dựa trên các quy định của pháp luật; cố gắng bảo toàn vốn, đồng thời xử lý dựa trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường, thậm chí là phải cho phá sản.
 
Riêng về xử lý trách nhiệm thì phải làm cẩn trọng, đánh giá cụ thể dựa trên khung pháp lý, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án.
 
"Chúng ta không loại trừ có sự cố tình sai phạm. Trong các dự án này, đến nay vẫn đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý, chúng tôi sẽ tổng hợp, báo cáo đại biểu Quốc hội sau.
 
Qua các vụ việc này, cần phải đổi mới hơn nữa tư duy quản lý doanh nghiệp nhà nước, xem lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế", Bộ trưởng đáp.

 
[-]Có[-]lợi[-]ích[-]nhóm[-]trong[-]phê[-]duyệt[-]dự[-]án[-]thép[-]Cà[-]Ná?
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh chất vấn Bộ trưởng Trần Tuấn Anh
 
Sẽ tiếp tục trả lời đại biểu vào kỳ họp sau
 
Chưa thỏa mãn với trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh giơ bảng tranh luận tiếp.
 
"Hai vấn đề bộ trưởng chưa trả lời, trong khi cử tri rất mong đợi. Thứ nhất là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong các dự án đầu tư thua lỗ. Thứ hai là trách nhiệm quản trị doanh nghiệp ở đó như thế nào? Các dự án này sử dụng tài sản nhà nước, là tiền thuế của dân.
 
Bộ trưởng nói rằng khoán trắng cho doanh nghiệp tự quyết định đầu tư, đến khi thua lỗ lại báo cáo Quốc hội, Chính phủ là không ổn. Ví dụ đạm Ninh Bình có vấn đề về công nghệ, vậy thì trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ đến đâu?" 
 
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói: Như tôi đã trình bày là các dự án này đã kéo dài quá lâu rồi, từ khi các tổng công ty 90, 91 đang chịu sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, chứ không chịu sự quản lý của bộ quản lý ngành.
 
Do đó, đến nay chúng ta phải đánh giá toàn diện các dự án này, trên cơ sở tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Cuối cùng không chỉ để xử lý từng dự án, mà còn rút ra bài học, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước.
 
“Đại biểu nói rằng rất lo lắng về việc có thể tái diễn tình trạng này, chúng tôi rất chia sẻ. Từ năm 2012 đến nay Chính phủ đã có nghị định nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành chủ quản đối với hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, trách nhiệm các bộ, ngành chủ quản sẽ được xem xét rõ đối với hoạt động của doanh nghiệp”.
 
“Về các dự án tôi đã nêu, thì một số dự án đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, một số dự án đang tiếp tục thanh tra. Chúng tôi sẽ xác định rõ tồn tại nào là khách quan, tồn tại nào là chủ quan, cố ý, cố ý với mục đích gì. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời đại biểu Quốc hội vào các kỳ họp sau” - Bộ trưởng Tuấn Anh hứa.
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị tới đây Chính phủ có báo cáo riêng về vấn đề này gửi tới các đại biểu Quốc hội, trong đó nêu rõ những vấn đề mà đại biểu đã đề cập.
 
Tính mạng người dân hạ du thủy điện có đảm bảo?
 
 

[-]Có[-]lợi[-]ích[-]nhóm[-]trong[-]phê[-]duyệt[-]dự[-]án[-]thép[-]Cà[-]Ná? 

Đại biểu Trần Thị Dung
 
Đó là chất vấn của Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Thị Dung (Điện Biên) đối với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh.
 
“Chưa bao giờ tính mạng người dân lại mỏng manh như vậy, trước thiên tai và nhân tai, Thủy điện Hố Hô vừa xả lũ làm chết hai chục người, Bộ trưởng sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Tính mạng của người dân có được đảm bảo không ?” - bà Dung đặt vấn đề.
 
Đáp lời, ông Tuấn Anh cho biết: "Trước khi Quốc hội khai mạc, bộ đã có báo cáo dài gần 20 trang báo cáo rất toàn diện, đầy đủ, từ công tác quy hoạch, triển khai các dự án đầu tư, phân cấp quản lý các thủy điện… trong đó có các phương án vận hành, xả lũ.
 
Báo cáo với Quốc hội là chúng ta không phát triển thủy điện cũng như các dự án điện khác bằng mọi giá. Chúng ta đã đưa ra khỏi quy hoạch các dự án không đảm bảo môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân" 
 
Nhưng thực tế, theo Bộ trưởng, có tồn tại thực tế là các đập khi xả lũ thì gây bức xúc cho dân, cho dư luận xã hội. Ví dụ thủy điện Hố Hô như vừa rồi.
 
"Chúng tôi đã tổ chức các đoàn đi kiểm tra. Qua đó phát hiện các vấn đề như quy trình thì đã có nhưng khi thực hiện lại cứng nhắc, chưa đầy đủ.
 
Ví dụ chúng ta quy định là xả lũ thì phải thông báo với chính quyền và người dân địa phương, nhưng cách thức thông báo nhiều khi lại không đến nơi, ví dụ đánh kẻng thì người dân không nghe được. Sự chủ động giữa các nhà máy và địa phương không được đảm bảo.
 
Vừa rồi thủy điện Hố Hô thì xảy ra tình trạng gọi điện nhưng không có nghe máy, ảnh hưởng đến quá trình liên lạc giữa nhà máy thủy điện và các địa phương. Hệ thống quan trắc không được tốt cũng là nguyên nhân xảy ra các vấn đề ở các thủy điện" 
 
Theo Bộ trưởng, thời gian tới sẽ rà soát lại các quy trình, hoàn thiện các quy định. Đồng thời qua kiểm tra sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm các bên liên quan.
 
Nghe trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Dung thẳng thắn: “Tôi chưa bằng lòng với câu trả lời này".
 
Bà hỏi lại: “Thủy điện xả lũ không báo trước, vừa rồi thủy điện Hố Hô xả lũ thì Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh không biết, nhiều người dân không biết. Xả lũ vào lúc chập tối, nước lên tứ bề, bà con không biết chạy đi đâu. Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm”.
 
Đáp lại, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết: "Về xả lũ thủy điện Hố Hô, chúng tôi đã có báo cáo Thủ tướng. Đúng là đồng chí Bí thư tỉnh ủy có nói là không biết việc xả lũ này, nhưng thủy điện báo cáo với ủy ban phòng chống lụt bão của tỉnh.
 
Tôi cũng có nói là thủy điện Hố Hô có gọi điện báo nhưng một số xã không nghe máy, do đó chúng tôi sẽ kiểm tra, rà soát lại cả quy trình này". 
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu: "Thủy điện Hố Hô thì Bộ Công thương đã kiểm tra và khẳng định có sai phạm trong thực hiện quy định của pháp luật. Tôi đề nghị Bộ chấn chỉnh lại ngay vấn đề xả lũ của thủy điện, không để xảy ra tình trạng xả lũ đúng quy trình nhưng dân vẫn phải chịu thiệt hại".
 
Khất trả lời thủy điện Đăk Min 4 khiến dân Đà Nẵng “khát” nước
 
Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) chất vấn: Toàn bộ nguồn nước sinh hoạt của người dân Đà Nẵng được lấy từ nguồn nước tự nhiên của sông Vu Gia.
 
Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay có hiện tượng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước trên con sông này, xâm nhập mặn rất sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
 
Nguyên nhân chính là do Thủy điện Đăk Min 4 đã chuyển dòng từ sông Đăk Min về sông Thu Bồn để phục vụ phát điện, không trả lại dòng chảy về sông Vu Gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
 
Vấn đề này Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có ý kiến, nhưng Thủy điện Đăk Min 4 đã không thực hiện. Cử tri Đà Nẵng mong chờ câu trả lời của Bộ trưởng.
 
Về câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trả lời: "Thủy điện Đăk Min 4 đã có quy trình điều hành liên hồ chứa. Tuy nhiên, như đại biểu Quốc hội phản ánh là có bất cập, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
 
Đây là vụ việc cụ thể, bản thân tôi chưa có đủ thông tin. Tôi sẽ cho kiểm tra lại, sẽ có báo cáo với đại biểu, trong trường hợp phát hiện có sai phạm thì cũng sẽ kiên quyết xử lý trách nhiệm".

Tại sao lại kỷ luật nguyên bộ trưởng? 

 
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (tỉnh Quảng Bình) đặt câu hỏi: Cử tri rất băn khoăn việc kỷ luật nguyên bộ trưởng. Vì sao lại kỷ luật một nguyên bộ trưởng mà trong các văn bản pháp luật không thấy có quy định về kỷ luật nguyên bộ trưởng này? Vậy căn cứ vào đâu để mà kỷ luật?
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Về nội dung chất vấn kỷ luật nguyên bộ trưởng thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh không phải trả lời, do đây là việc không thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng. Quốc hội sẽ trả lời vấn đề này.

Chất vấn theo hướng đối thoại, đi đến cùng
 
Trước đó, mở đầu phiên chất vấn, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn theo những nhóm vấn đề trọng tâm, đã được đại biểu Quốc hội cho ý kiến. 
 
Chất vấn theo hướng tăng cường đối thoại, tranh luận, bám sát và đi đến cùng những vấn đề đặt ra trong đời sống, đáp ứng những vấn đề cử tri mong mỏi.
 
Những nội dung không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này, nếu được đại biểu nêu, các Bộ trưởng sẽ ghi lại và trả lời chất vấn sau bằng văn bản.
 
Đồng thời với các bộ trưởng trả lời chất vấn chính, các vị bộ trưởng, trưởng ngành có trách nhiệm liên quan sẽ được mời cùng tham gia trả lời chất vấn.
 
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các bộ trưởng, thành viên Chính phủ trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội. Những chất vấn liên quan đến số liệu cụ thể, tài liệu nhiều, thì bộ trưởng có thể trả lời về quan điểm, giải pháp, sau đó cung cấp tài liệu cho đại biểu Quốc hội.
 
Bà Kim Ngân khẳng định Quốc hội sẽ ghi lại nội dung trả lời chất vấn, nội dung lời hứa để sau đó tiến hành giám sát quá trình thực hiện lời hứa của các vị bộ trưởng, thành viên Chính phủ.
 
Theo TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Có lợi ích nhóm trong phê duyệt dự án thép Cà Ná?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI