»

Chủ nhật, 24/11/2024, 23:06:17 PM (GMT+7)

Cỏ dại ngoại lai “truyền bệnh” vào loài bản địa

(15:06:25 PM 14/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Một loại cỏ lạ không có giấy phép nhập khẩu, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đang được trồng tại gói thầu số 7 dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa được phát hiện. Sự việc này lại thêm một cảnh báo nữa về con đường xâm nhập của sinh vật ngoại lai vào Việt Nam. Hiện các chuyên gia cũng chưa thể xác định đó là loại cỏ gì.
Không tìm hiểu kỹ trước khi cấp phép

Loại cỏ lạ được trồng tại gói thầu dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai là Bermuda Glass, Pigeon Pea, Yin He Huan. Các giống cỏ của nhà thầu đã được trồng từ đầu năm 2012 dọc theo gói thầu A7. Bản thân nhà thầu không đưa ra được các bằng chứng cho thấy loại cỏ này đảm bảo an toàn, được phép nhập khẩu của các cơ quan chức năng Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho biết, nguyên nhân một số loài sinh vật có hại nhưng vẫn được nhập vào là do các cơ quan chức năng không tìm hiểu kỹ trước khi cấp phép. Gần như tất cả các loài ngoại lai đều gây hại cho hệ sinh thái bản địa. Ở nhiều nước trên thế giới, việc quản lý sinh vật ngoại lai rất chặt chẽ. Mỗi sinh vật lạ nhập khẩu đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc tính, vì các sinh vật ngoại lai không chỉ ăn thịt các loài khác, cạnh tranh thức ăn nơi sinh sống với sinh vật bản địa mà còn truyền bệnh và ký sinh trùng. Các loài cây cỏ ngoại lai sẽ chiếm lĩnh môi trường sống của các loài khác, sinh trưởng mạnh và dần dần biến thành loài bản địa.

Về loại cỏ trồng ở đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, PGS.TS Nguyễn Đình Hòe cho rằng, loài này chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Thậm chí khi trực tiếp quan sát, các nhà khoa học Việt Nam cũng chưa thể khẳng định được đây là loại cỏ gì. Không loại trừ đó là một loài ngoại lai gây hại.

Cách đây vài chục năm, các nhà thầu Trung Quốc sang khôi phục đường sắt Thống Nhất đoạn đèo Hải Vân đã mang sang cây bìm bôi hoa vàng với mục đích bảo vệ taluy đường tàu. Nhưng đến nay, ai có dịp đi qua khu vực Huế - Đà Nẵng đều thấy bìm bôi hoa vàng đã trở thành một loài thực vật ngoại lai xâm hại, phủ kín khu rừng Hải Vân - Sơn Trà. Đà Nẵng phải đầu tư hàng trăm triệu đồng mỗi năm để loại bỏ.

Cỏ[-]lạ[-]trồng[-]tại[-]dự[-]án[-]đường[-]cao[-]tốc[-]Nội[-]Bài[-]-[-]Lào[-]Cai.
Cỏ lạ trồng tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

 

Đa số loài ngoại lai là cỏ dại

Hiện chưa có đánh giá, điều tra nghiên cứu tổng thể nào về tác hại của sinh vật ngoại lai, chỉ có nghiên cứu lẻ tẻ ở một số đối tượng. Theo thống kê sơ bộ của Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học, hiện cả nước vẫn còn khoảng 92 loài thực vật có nguồn gốc ngoại lai thuộc 31 họ khác nhau, trong đó có những họ lớn gồm nhiều loài như họ thầu dầu (4 loài), họ đậu (6 loài), họ cúc (7 loài), họ cói (8 loài)... Phần lớn các loài cây này là cỏ dại, chỉ một phần nhỏ là cây trồng lấy gỗ như keo, bạch đàn, phi lao, điều, cao su, cọ dầu. Tuy nhiên, hiện chúng ta mới chỉ có thông tin về một số loài sinh vật lạ xâm lấn gây ra hậu quả nặng nề nhất, được nghiên cứu nhiều nhất, còn rất nhiều loài chưa được nghiên cứu.

GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cho biết, các sinh vật ngoại lai có nguồn gốc bên ngoài Việt Nam thường gặp phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp và làm vườn. Chúng thường du nhập theo các yếu tố tự nhiên như theo dòng nước, theo gió bão, theo sinh vật di chuyển, di cư. Các yếu tố này đã đem các loài sinh vật từ nơi này đến nơi khác, rồi các loài đó thích nghi được với điều kiện mới và trở thành sinh vật ngoại lai hoặc sinh vật ngoại lai xâm lấn hoặc lây lan các dịch bệnh.

Theo các chuyên gia, về loài cỏ lạ được trồng ở đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cách tốt nhất là nên cấm trồng. Các loại cỏ bản địa có rất nhiều, phù hợp để trồng trang trí trên đường giao thông. Tránh nguy cơ mất nhiều tiền mua cỏ ngoại để rồi lại phải dọn dẹp "hậu quả" của chúng.

 

Sinh vật ngoại lai xâm nhập bằng nhiều con đường, chính ngạch, tiểu ngạch hoặc tự nhập rất khó kiểm soát. Chúng gây ra hoạt động chèn ép các loài bản địa và trở thành loài tối ưu. Ở một số loài có khả năng thụ tinh chéo, chúng còn làm rối loạn hệ thống gen các loài sinh vật bản địa. Thống kê các loài cá và thủy sinh ngoại lai ở Việt Nam có thể lên đến 40 - 60 loài, tính cả cá cảnh và tảo thì có thể đến hơn 100 loài. Thực tế đã nhìn thấy rất nhiều loài ngoại lai đã lấn át hoàn toàn loài bản địa.


TS Nguyễn Kiêm Sơn (Phòng Tài nguyên Môi trường nước, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

(Nguồn: Kiến thức)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cỏ dại ngoại lai “truyền bệnh” vào loài bản địa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI