»

Thứ tư, 30/10/2024, 00:28:13 AM (GMT+7)

Cảng biển Việt Nam chuyển mình theo hướng xanh hơn và thông minh hơn

(05:17:22 AM 25/02/2022)
(Tin Môi Trường) - Tham gia tích cực vào Cam kết giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero) của Chính phủ, cùng lúc với việc thực thiện quy hoạch tổng thể cảng biển tới năm 2030 và các kế hoạch tiêu chí cảng xanh đầy tham vọng khiến giai đoạn hiện tại trở thành thời điểm thú vị và đầy thách thức đối với Ngành Hàng hải Việt Nam. Các chuyên gia Richard Willis, Hiệp Khương và Sarah Barcroft thuộc Royal HaskoningDHV - một tập đoàn tư vấn kỹ thuật hàng đầu tại Hà Lan mới đây đã thảo luận về những cập nhật mới nhất này và gợi ý 5 chìa khóa quan trọng giúp ích cho quá trình chuyển đổi nói trên.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 . Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động vận hành thuộc mọi lĩnh vực cần được rà soát lại và sẵn sàng cho nhiều thay đổi táo bạo. Đối với lĩnh vực cảng biển và hàng hải, những thay đổi này sẽ đến từ việc thực hiện Quy hoạch tổng thể cảng biển năm 2021 của Bộ Giao thông Vận tải và lộ trình chuyển đổi cảng xanh đầy tham vọng. 

 
Tầm nhìn quy hoạch tổng thể tập trung vào việc nâng nhu cầu đầu tư từ tư nhân lên mức 13,9 tỷ đô và dự báo sẽ thúc đẩy lượng hàng hóa thông qua tăng trưởng một cách đáng kể. Những mục tiêu này thể hiện cam kết của Chính phủ trong việc chào mời và sẵn sàng đón nhận các công nghệ, phương thức và nguồn kinh phí mới.
 
Khuyến khích của Chính phủ dành cho những phương thức và công nghệ mới sẽ là chìa khóa quan trọng bởi các đơn vị trong ngành cũng đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn cảng xanh, dự kiến sẽ được công bố trong thời gian sắp tới đây. Theo đó, những tiêu chuẩn này sẽ giúp phân loại và chuyển đổi tất cả các cảng biển tại Việt Nam trở nên “xanh” vào năm 2030.
 
Tham gia vào quá trình chuyển đổi với hiểu biết toàn diện về lĩnh vực hàng hải là điều cần thiết để đạt được những mục tiêu trên. Với 2.000 km bờ biển và 42.000 km đường thủy nội địa mà Việt Nam sở hữu, không có cách tiếp cận chung nào phù hợp với đa dạng các quy mô, giai đoạn phát triển và nguồn lực tại mỗi cảng trong số hơn 300 cảng hiện có trên cả nước.
 
Cảng[-]biển[-]Việt[-]Nam[-]chuyển[-]mình[-]theo[-]hướng[-]xanh[-]hơn[-]và[-]thông[-]minh[-]hơn
Ảnh minh hoạ: IE
 
Những thách thức chung đối với các cảng biển
 
Mặc dù không có một giải pháp chung nào tồn tại, những cảng trên toàn cầu lại đối mặt cùng một thách thức. Nắm bắt được điều này là rất quan trọng khi mà Chính phủ dự kiến sẽ xác định khung tiêu chuẩn chung là một phần trong chiến lược cảng xanh của mình. 
 
Là một tư vấn hàng đầu trên thế giới và hiện diện hơn 35 năm tại Việt Nam, các chuyên gia Cảng Xanh và Cảng Thông minh của Royal HaskoningDHV được mời trình bày tại Hội nghị chuyển đổi cảng thông minh của Cục Hàng hải Việt Nam vào cuối năm 2020. Đây là hội nghị đầu tiên ở Việt Nam bàn trực tiếp về chủ đề này và là cơ hội để các bên sơ bộ thảo luận về những trở ngại mà các cảng ở Việt Nam gặp phải trong hoạt động hiện nay và dự kiến trong quá trình chuyển đổi để trở nên thông minh và xanh hơn.
 
Những thách thức được nêu ra tại Hội nghị khá tương đồng với những thách thức mà Royal HaskoningDHV đang giải quyết cùng các nhà vận hành cảng khác trên toàn thế giới. Đó là những khó khăn trong việc tích hợp công nghệ mới vào tự động hóa, tắc nghẽn giao thông, hòa hợp với các cộng đồng dân cư xung quanh cảng, định lượng và giảm lượng khí thải CO2, và lập kế hoạch chuyển đổi năng lượng.
 
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang làm những vấn đề này càng trở nên cấp bách, nêu bật sự cần thiết trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ sở hạ tầng tại cảng trong điều kiện áp lực gia tăng từ nhu cầu thị trường, thiếu hụt nhân lực và giá cả leo thang.
 
Nhân tố vùng miền cũng là một trong những điều cần quan tâm. Hiểu biết thấu đáo về môi trường, kinh tế và bối cảnh chính trị tại địa phương là nền tảng tạo ra các giải pháp hiệu quả. Royal HaskoningDHV đã hoạt động tại Việt Nam hơn 35 năm với đội ngũ 200 kỹ sư, chuyên viên làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đóng góp của 50 kỹ sư, chuyên gia ngành cảng đã giúp Công ty có đủ điều kiện để chuyển đổi kinh nghiệm toàn cầu thành các giải pháp phù hợp với nước sở tại.
 
Năm điểm chính yếu
 
Quy hoạch tổng thể năm 2020 của Bộ Giao thông Vận tải và các kế hoạch Thành phố Cảng Xanh ở Hải Phòng, tp. HCM và Đà Nẵng là những tín hiệu cho thấy sự hứa hẹn trong thiên hướng công trình xanh và thông minh. Khoản đầu tư 12,8 tỷ USD đến 13,7 tỷ USD dành cho cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi của khu vực cảng.
 
Tìm kiếm điểm khởi đầu luôn là phần khó nhất trong các quá trình chuyển đổi phức tạp. Điểm mấu chốt là các cảng không cần phải triển khai mọi hạng mục ngay lập tức. Các chuyên gia tư vấn tại Royal HaskoningDHV nêu ra năm điểm khởi đầu tốt nhất bao gồm:
 
1.Tích hợp chuỗi cung ứng
 
Những cải thiện trong liên kết các phương tiện giao thông tại khu vực cảng sẽ giúp nâng cao hiệu suất và giảm ùn tắc. Việc sắp xếp vị trí theo thời gian cho xe tải, hệ thống lập lịch trình chất hàng lên sà lan và số hóa các quy trình sẽ cho phép các nhà vận hành tương tác với chuỗi cung ứng theo thời gian thực.
 
Trên phạm vi quốc gia, việc chia sẻ dữ liệu với hệ thống cộng đồng cảng và cơ chế một cửa về hàng hải sẽ cải thiện việc chuyển giao thông tin giữa các chủ hàng, nhà cung cấp dịch vụ vận tải, chủ cảng và các cơ quan quản lý. Việc này sẽ giảm thiểu gánh nặng hành chính cho khách hàng của cảng và cải thiện hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn, tốc độ thanh toán, tính minh bạch và dòng tiền.

2.Cơ hội về Tự động hóa
 
Việc chuyển đổi hoàn toàn sang tự động hóa được xem như một bước nhảy vọt ở bất kì quốc gia nào, kể cả các nước đã phát triển. Bắt đầu từ những bước  nhỏ với các mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được là chìa khóa quan trọng - không nhất thiết phải thực hiện tất cả trong cùng một lúc.
 
Các quy trình có thể áp dụng tự động hóa từ giai đoạn đầu gồm:
 
-Kiểm soát ra vào cổng cảng sử dụng nhận dạng quang học (OCR), Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) hoặc cầu cân tự động
 
-Các dịch vụ kỹ thuật số trực tuyến giúp tính toán hoặc thanh toán hóa đơn thương mại
 
-Các công cụ để giảm việc nhập dữ liệu thủ công như bốt chấm công tự động hoặc số hóa bản kê khai hàng hóa

3.Ứng dụng các công nghệ phù hợp
 
Nhờ vào việc chú trọng đầu tư cho công nghệ 5G của Chính phủ Việt Nam, các cảng có tiềm năng bật nhảy bỏ qua nhiều giai đoạn phát triển có lộ trình mà vẫn đảm bảo sở hữu băng thông nhanh và đáng tin cậy.
 
5G hỗ trợ việc gia tăng ứng dụng công nghệ khác như cảm biến, bộ theo dõi, nguồn cấp dữ liệu video và thiết bị điều khiển từ xa. Áp dụng sớm các công nghệ này là sớm đóng góp vào khối lượng dữ liệu được thu thập và những cải tiến liên quan có thể được thực hiện với trí tuệ nhân tạo và máy học (AI và machine learning). Từ đó hỗ trợ việc ra quyết định và tối ưu hóa các chức năng bảo trì, quản lý an toàn và sử dụng thiết bị.
 
4.Chuyển đổi sử dụng Nguồn năng lượng
 
Cụm từ "Hành trình lượng phát thải bằng 0" đang trở nên hết sức phổ biến. Bước đầu tiên cần thiết cho các cảng ở Việt Nam là thực hiện đánh giá bước đầu lượng khí thải liên quan đến cảng. Từ đây, một chiến lược sẽ được phát triển, cho phép chuyển đổi từng bước đến mức phát thải bằng 0 nhưng vẫn phù hợp với các chương trình đã thiết lập dành cho cảng. Ví dụ như lịch trình mua sắm thiết bị.
 
Chiến lược trên có thể bao gồm sự kết hợp của các giải pháp từ điện khí hóa thiết bị chuyển đổi sang nhiên liệu thay thế, thực hiện các giải pháp tối ưu hóa năng lượng sử dụng và đầu tư vào sản xuất năng lượng tái tạo.
 
Chuyển đổi năng lượng còn có thể tạo ra doanh thu mới. Các cảng có thể tận dụng việc nhập khẩu năng lượng thay thế và tiềm năng trở thành cơ sở hỗ trợ cho việc phát triển điện gió ngoài khơi.

5.Thích ứng với biến đổi khí hậu
 
Việt Nam là một nước thường xuyên chịu nhiều thiên tai,  và ảnh hưởng bởi lũ lụt ven sông, ven biển và lũ quét, lốc xoáy nhiệt đới. Mối đe dọa các cảng chịu từ những hiện tượng tự nhiên này và các biến đổi khí hậu gần như không thể tránh khỏi. Một báo cáo Nghiên cứu và Gắn kết thực hiện cho Châu Á năm 2018 đã phân tích rủi ro đối với 53 cảng lớn nhất trong khu vực và ước tính chi phí thích ứng với khí hậu ở khoảng 31 - 49 tỷ USD.
 
Nhằm giảm thiểu những rủi ro này, các nhà vận hành cảng tại Việt Nam cần thực hiện đánh giá rủi ro từ khí hậu và khả năng chống chịu của cảng. Việc này giúp đưa ra các quyết định liên quan đến biện pháp thích ứng trước các nguy cơ thiên tai.
 
Ngành cảng Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn, cùng những kỳ vọng xung quanh quy hoạch tổng thể cảng biển quốc gia mới được công bố gần đây, các cam kết phát thải bằng 0 và lộ trình cảng xanh sẽ đồng loạt thúc đẩy các nhà vận hành cảng phải bắt tay hành động ngay. Những yếu tố thúc đẩy này cũng mang đến các cơ hội lớn. Những cảng nắm bắt tốt thời cơ này và bắt đầu thực hiện các thay đổi, cùng tích hợp công nghệ kỹ thuật số và thông minh sẽ sở hữu lợi thế dẫn đầu khi toàn bộ ngành cảng biển và hàng hải bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng.
BTV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cảng biển Việt Nam chuyển mình theo hướng xanh hơn và thông minh hơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI