Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Cần thiết phải đánh giá độc lập hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng
(12:38:47 PM 20/11/2015)Một góc khu vực được chi trả DVMTR tại huyện Tương Dương.
*Những con số đáng ghi nhận
Theo Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Nghiêm Vũ Khải, chính thức triển khai từ đầu năm 2011, nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng từng bước trở thành một nguồn tài chính ổn định, khoảng 1.000 - 1.300 tỷ đồng/năm dành riêng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, giảm áp lực chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư lâm nghiệp hang năm từ 22-25%. Với mức chi trung bình 250.000 đồng/ha, chính sách này đã bổ sung thêm thu nhập trung bình từ 1,8-2 triệu đồng/hộ/năm cho gần 349 nghìn hộ gia đình cùng hơn 5.700 nhóm hộ, cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ gần 5 triệu ha rừng trên toàn quốc. Chính sách này cũng tạo nguồn thu mới, hỗ trợ thêm chi phí duy trì hoạt động cho các chủ rừng nhà nước, nhất là các công ty lâm nghiệp trong bối cảnh khai thác rừng tự nhiên phải tạm dừng.
Đánh giá về vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng, bà Nguyễn Hải Vân, Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho rằng chi trả dịch vụ môi trường rừng đóng vai trò “chủ lực” trong các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng địa phương. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam đang có hơn 410 nghìn ha rừng cần quản lý bảo vệ, nếu không có dịch vụ môi trường rừng, tỉnh chỉ có đủ ngân sách phân bổ chi cho quản lý bảo vệ rừng chỉ 30 nghìn ha, tuy nhiên nhờ dịch vụ môi trường rừng hiện nay Quảng Nam đang chi trả cho trên 282 nghìn ha. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng giúp bổ sung thêm một lực lượng lớn tham gia quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
*Thiếu vắng hệ thống giám sát - đánh giá
Nhiều chuyên gia cho rằng sự thiếu vắng một hệ thống giám sát - đánh giá thực hiện và chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn diện cũng được coi là nguyên nhân khiến những hiệu quả và tác động của chính sách này chưa được nhận diện và đánh giá một cách đầy đủ.
Theo bà Nguyễn Hải Vân, Trung tâm Con người và Thiên nhiên hiện nay các tỉnh đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ yếu thông qua yếu tố về độ che phủ rừng và số vụ vi phạm vào rừng tăng hay giảm theo báo cáo của cơ quan kiểm lâm về diễn biến rừng hang năm chung của cả tỉnh, không có số liệu cụ thể của địa bàn chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Tuy nhiên, mặc dù được trả tiền dịch vụ môi trường rừng nhưng có tới 95% người dân trong nghiên cứu tại Lào Cai, Quảng Nam, Kon Tum không biết vì sao mình nhận được số tiền. Hoạt động tuần tra bảo vệ rừng nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng của người dân chủ yếu mang tính chất tự giác và thiếu giám sát. Có tới 90,65% số hộ được hỏi chưa được tập huấn liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng hoặc tuần tra bảo vệ rừng.
Xét về chất lượng, ở 3 tỉnh đều có trên 73% số hộ được hỏi đều được thông báo và tham gia hoạt động giám sát - nghiệm thu nhưng 85% số hộ được hỏi không biết rằng “kết quả đánh giá - nghiệm thu” sẽ ảnh hưởng đến số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng mà họ nhận được.
Khu vực được chi trả DVMTR
* Cần thiết phải đánh giá độc lập hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng
Ông Nguyễn Việt Dũng, Trung tâm Con người và Thiên nhiên cho biết, cần thiết phải đánh giá độc lập hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng để tránh tình trạng quản lý nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Ông Dũng khuyến nghị nên lựa chọn tư vấn đánh giá độc lập là cá nhân, tổ chức như Liên hiệp hội Việt Nam ở các địa phương hay Hội Khoa học Lâm nghiệp địa phương. Chi phí để thực hiện đánh giá độc lập trích từ 10% phí quản lý Quỹ đối với Quỹ bảo vệ phát triển rừng hoặc 10% chi phí quản lý rừng tổ chức đối với Ban quản lý rừng. Đơn vị có thể tham gia cùng là công ty thủy điện, UBND huyện, xã, Hội nông dân, Hội phụ nữ…
Các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp như thúc đẩy mô hình đồng quản lý trong hệ thống rừng đặc dụng, hợp tác công tư để triển khai hiệu quả kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; phải có hệ thống gồm dân, chủ rừng, kiểm lâm tham gia giám sát đánh giá kết quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại cấp địa phương là cách tiếp cận mới mà Liên hiệp Hội và Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp thực hiện theo hướng công bằng, minh bạch và bền vững. Dù là cơ chế, chính sách ở cấp độ vĩ mô hay vi mô thì chỉ khi nào đảm bảo người dân sống được với nghề rừng thì họ mới là người gắn bó, bảo vệ và phát triển rừng. Phó Chủ tịch Liên hiệp hội Nghiêm Vũ Khải nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.