»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:18:31 PM (GMT+7)

Cần “kéo” các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam

(07:06:51 AM 16/12/2011)
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê, Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về kinh tế. Hiện, ODA của Nhật chiếm 30% tổng vốn ODA của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam. Đây cũng là một trong những thị trường hàng đầu của Việt Nam cùng với Trung Quốc, Mỹ…Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc nắm bắt các cơ hội đầu tư, và “kéo” các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam còn nhiều rảo cản. Tin môi trường đã có cuộc trao đổi với Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình:

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình:

  

-Thưa ông, Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3 cũng đã tác động không nhỏ đến thị trường này. Vậy, điều này có làm hạn chế thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản cũng như nguồn vốn ODA hỗ trợ Việt Nam?

 

 -Có thể nói, năm nay, kim ngạch buôn bán giữa hai nước có thể lên tới 20 tỷ USD và điều quan trọng là buốn bán giữa Việt Nam Nhật Bản tương đối cân bằng, nếu không muốn nói là chúng ta xuất siêu “nhỉnh” hơn sang phía bạn. Sau trận động đất sóng thần, có lẽ có một số trở ngại đối với chúng ta, nhưng ngược lại cũng đã có những thuận lợi mới. Ví dụ ODA, theo chúng tôi được biết, chính sách ODA của bạn sẽ không có gì thay đổi lớn so với trước đây. Đặc biệt cùng với Ấn độ, Việt Nam là một trong hai nước mà Nhật Bản rất quan tâm dành ODA. Vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam ưu tiên trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở.

 

Tất nhiên, bạn cũng mong muốn chúng ta sử dụng vốn ODA này từng bước chuyển sang phát triển bền vững, ví dụ như kết cấu hạ tầng xã hội, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực. Trước mắt, nguồn vốn ODA của bạn dành cho chúng ta từ nay đến năm 2020 vẫn ở mức cao. Chúng ta biết cam kết của Nhật còn có thể cao hơn. Năm tài chính sẽ kết thúc vào tháng 3/2012, khả năng vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam vào khoảng 2,4 tỷ USD.

         

Nhật Bản vẫn là thị trường lớn của chúng ta mặc dù họ có khó khăn về kinh tế. Một số lĩnh vực tiêu dùng có thể giảm bớt. Nhưng đa số mặt hàng của Việt Nam sang Nhật bản có giá cả trung bình. Trong bối cảnh động đất-sóng thần tác động có thể khiến mức sống của người Nhật Nản có thể gặp khó khăn, giá cả của hàng hóa Việt Nam được đánh giá là vừa tầm với thị trường tiêu thụ Nhật Bản. Nhật Bản mới tự túc được 40% lương thực và thực phẩm, cho nên việc đưa nông hải sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là cần thiết, nhưng chúng ta phải chú ý đến vấn đề kiểm dịch. Nếu chúng ta làm tốt khâu này, chúng ta có thể đưa hàng hóa Việt Nam vào nhiều hơn. Đầu tư cũng rất thuận lợi khi đồng Yên cao giá.

 

 Sau trận động đất sóng thần 11/3, tâm lý người Nhật không muốn tập trung đầu tư trong nước quá nhiều. Nếu chọn được những địa bàn hấp dẫn, họ sẽ sẵn sàng đầu tư. Việt Nam cũng là một chọn lựa ưu tiên của người Nhật với điều kiện chúng ta phải tăng sức cạnh tranh, chúng ta sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư của Nhật Bản.

 

-Như ông vừa phân tích, sau thảm họa thiên tai hồi tháng 3, tâm lý người Nhật cũng đã thay đổi với việc tìm kiếm nhưng thị trường mới an toàn và hấp dẫn. Chúng ta cần làm gì để “kéo” được các doanh nghiệp Nhật Bản?

 

-Đối với những công ty lớn, người ta đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam từ lâu, hiểu biết khá nhiều về thị trường Việt Nam, thì chúng ta không cần phải đặt vấn đề nhiều. Nhưng đối với các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản, họ thường chiếm lĩnh lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đang rất cần để phát triển. Nếu chúng ta thu hút được lĩnh vực này thì đầu tư của chúng ta sẽ có thời cơ phát triển. Hoặc các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản sản xuất hàm lượng kỹ thuật khá cao, nó khác với các nước khác. Tuy nhiên, cái yếu của họ là hiểu biết về thị trường bên ngoài. Cái thứ 2 nữa là khả năng về ngoại ngữ gặp khó khăn, nên các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản rất cần sự hỗ trợ của chúng ta. Thế cho nên, trong công tác xúc tiến thương mại đầu tư, chúng ta nên nhằm vào các công ty vừa và nhỏ. Một vấn đề nữa, các công ty vừa và nhỏ nằm ở địa phương rất nhiều, nên chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần thu hút đầu tư từ các địa phương-nơi mạnh về các công ty vừa và nhỏ, để làm sao “gãi đúng chỗ ngứa” của họ. Những cái gì họ đang cần, thì mình có thể đáp ứng được.

 

Vừa rồi, đã có một số tỉnh của chúng ta sang Nhật Bản xúc tiến đầu tư. Lãnh đạo các địa phương này đã giới thiệu được cho phía bạn biết những thuận lợi của mình. Thí dụ vấn đề điện họ đảm bảo cho sản xuất ở các khu công nghiệp, đặc biệt là đối với các dự án của Nhật Bản. Đấy là một thông điệp rõ ràng và hấp dẫn đối với các nahf đầu tư Nhật Bản. Hoặc là các nhà đầu tư Nhật Bản, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, họ không có khả năng tự xây dựng hạ tầng cơ sở ở Việt Nam, thì mình xây dựng các khu công nghiệp chuyên biệt, bao gồm cơ sở đào tạo, nơi ăn chốn ở, sinh hoạt…dành cho họ thì tôi nghĩ rằng đây là một hướng rất tốt. Hiện nay, tôi thấy tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang rất tích cực để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào các khu công nghiệp như vậy.

 

-Tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ cho Việt Nam diễn ra tuần qua, Nhật Bản đã cam kết dành cho Việt Nam 1,9 tỷ USD trong năm 2012. Dù đánh giá cao tốc độ giải ngân của Việt Nam, nhưng phía bạn cũng khuyến cáo chúng ta cần đảm bảo chất lượng các dự án được đầu tư, cải cách cơ cấu thủ tục hành chính. Ông có khuyến cáo gì với các doanh nghiệp Việt Nam?

 

-Tôi nghĩ vốn ODA tuy là rất quan trọng nhưng nó sẽ chỉ đóng một tỷ lệ không lớn so với những nhu cầu của chúng ta đặc biệt là với các dự án trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Chúng tôi nghĩ rằng cần thu hút nhiều vốn hơn nữa không chỉ vốn ODA, mà còn cả các khu vực tư nhân của Nhật Bản. Cho nên, chúng ta cần chú trọng hơn trong việc xây dựng quy chế Đối tác Công tư (PPP). Có thể ví ODA như một “cái mồi”, như một chất xúc tác để thu hút nguồn vốn khác cho chúng ta. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng việc xây dựng một quy chế về PPP không còn là thí điểm nữa mà cần chuyển sang chính thức thì mới hấp dẫn được đối tác Nhật Bản.

 

Một điểm nữa tôi nghĩ đó là quy định của chúng ta cần minh bạch hơn. Có những quy định của chúng ta đã tốt rồi, nhưng cũng có những quy định của chúng ta lại chưa rõ ràng, làm cho các nhà đầu tư của Nhật Bản chần chừ. Và chúng ta phải kiên quyết xây dựng kỷ cương trong việc thực hiện các vốn vay này. Vì thực ra đây là vốn vay của chính phủ, vốn do tiền dóng thuế của người dân, cho nên họ rất quan tâm làm sao sử dụng nguồn vốn này minh bạch, hiệu quả. Trong thời gian qua, cũng đã xảy ra một vài sự cố, dù nó không làm cản trở các dự án và vốn ODA vào Việt Nam, nhưng nó cũng nhắc nhở chúng ta làm sao phải minh bạch hơn. Nhưng cũng cần lưu ý thêm một điều, nếu chúng ta minh bạch nhưng việc triển khai quá chậm và không phối hợp đồng bộ thì sẽ làm cho dự án kém hiệu quả và tiến độ giải ngân chậm lại. Điều này sẽ làm phía bạn e ngại.

 

-Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi !

HỒ ĐIỆP ( thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần “kéo” các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI