Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản
(17:45:58 PM 27/11/2015)>>“Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội trong ngành thủy sản Việt Nam”
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) là nội dung đang được đông đảo cộng đồng quốc tế và nhà mua hàng quan tâm. Việc thực hành trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và người sản xuất không những góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn lao động, đảm bảo môi trường bền vững mà còn là yếu tố sống còn để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác.
Cần thiết phải thực hành trách nhiệm xã hội trong thủy sản - Ảnh: TL
Trong dự án nghiên cứu tại Việt Nam, OXFAM đã đặc biệt lựa chọn ngành thủy sản làm đối tượng nghiên cứu để thực hiện các chương trình thúc đẩy TNXH, đây là một trong những ngành có giá trị tăng trưởng cao, với sản lượng sản xuất tăng gần 4 lần trong 10 năm qua và là một trong năm ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất hiện nay với tổn kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt mức kỷ lục 7,9 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 5 triệu lao động, bao gồm ở cả 3 khối, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay lại đang phải đối mặt với những thách thức hướng tới sự phát triển bền vững. Bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế và xã hội, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, an toàn thực phẩm, an sinh xã hội, quyền và lợi ích của người lao động...
Trong đó nổi cộm lên là thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường. Việc phát triển bùng nổ của ngành thủy sản đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về các tác động tiêu cực đến môi trường như phá rừng, ngập và nhiễm mặn, ngập nước; phân tán chất hóa học vào môi trường; sự cạn kiệt và ô nhiễm và ô nhiễm sinh học quần thể cá tôm hoang dã, tận diệt hệ sinh thái; ô nhiễm môi trường đất, nước và các thách thức xã hội bao gồm bất ổn sinh kế và rủi ro đối với cộng đồng địa phương; xung đột trong trong khai thác và sử dụng tài nguyên; các vấn đề môi trường và quan hệ lao động địa phương.
Với một loạt các sự vụ “nóng” về các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong chế biến thủy sản là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất. Tại một số tỉnh có ngành công nghiệp Thủy sản phát triển, thì người dân luôn phải sống chung với tình trạng ô nhiễm kéo dài. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, do đây là cái rốn thu mua tôm cá của nhiều tỉnh, sơ chế, chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nên địa phương hiện có 244 cơ sở hoạt động liên quan lĩnh vực gia công, sơ chế, chế biến hải sản, nhưng nhiều cơ sở rất lạc hậu, xả nước thải trực tiếp nước chưa qua xử lý ra môi trường trong thời gian dài, khiến người dân bức xúc vì tỷ lệ cá nuôi bị chết có khi đến 100%.
Tỉnh Bạc Liêu 6 tháng đầu năm 2015, đoàn liên ngành kiểm tra tại 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong đó 63 cơ sở thu mua, sơ chế và nhà máy chế biến thủy sản), thấy còn 9 cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đã phạt hành chính tổng số tiền 1,1 tỷ đồng.
Tỉnh An Giang ước tính 70% lượng rác và nước thải tại khu vực sản xuất chế biến Thủy sản được đổ thẳng xuống kênh rạch chảy vào sông Tiền và sông Hậu. Kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang cho thấy hầu hết nguồn nước được kiểm tra đều có chất lượng xấu. Cộng thêm chất thải thường xuyên từ hàng nghìn bè, ao hầm nuôi thủy sản, và chất thải chưa được xử lý hết của 14 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh, ngành môi trường An Giang rất quan ngại vấn đề ô nhiễm.
Khai thác thủy sản -Ảnh: TL
Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp tập trung thì rất nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ nằm lẫn trong khu dân cư và vùng sản xuất cũng góp phần vào nạn ô nhiễm.
Đó chỉ là những ví dụ trong hàng nghìn những điển hình như thế. Điều này dẫn đến tình trạng các sông lớn, ao hồ, mương máng bị ô nhiễm ngày càng tăng. Ngườidân kêu cứu nhưng chẳng mấy ai đoái hoài. Các doanh nghiệp Thủy sản cũng không chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả của mình gây ra. Hoặc có chăng khi các cơ quan chức năng vào cuộc thì cũng lỏng lẻo làm cho qua chuyện.
Ngoài ra, mối quan hệ lợi ích và sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị thủy sản còn lỏng lẻo và thiếu hiệu quả, tác động tiêu cực đến chất lượng sản phẩm, công tác truy xuất nguồn gốc, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Tính từ năm 2014 đến nay đã có gần 32.000 tấn hàng thủy sản bị trả về. Riêng 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có 181 lô hàng bị trả về do thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết thị trường. Từ những nguyên nhân đó mà các nước mua hàng dè dè hơn với mặt hàng thủy sản Việt Nam và các doanh nghiệp thủy sản cũng đi vào điêu đứng hơn.
Nhưng thiết nghĩ đó, cũng là là một phần hậu quả do các doanh nghiệp thủy sản chưa làm tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mình. Thực tế trên cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác tuyên truyền, phổ biến về TNXH bởi tất cả những hành vi của con người đều do ý thức của họ điều khiển. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của mỗi doanh nghiệp.
Việc triển khai trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thủy sản một cách nghiêm túc, tự giác không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho ngành thủy sản mà còn vì mục tiêu lớn hơn là phát triển bền vững và hiểu rộng ra là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Chính vì thế, các doanh nghiệp hiện nay muôn cứu sống mình, xây dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của mình trong nước và trường quốc tế cần phải có những hành động thiết thực, quan tâm hơn đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. TNXH là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội, tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.