»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:37:46 AM (GMT+7)

Bộ Công thương phản bác việc "nợ" tiền trồng rừng thủy điện

(21:09:48 PM 06/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương đã khẳng định đã nộp hàng trăm tỉ về Quỹ Phát triển rừng tại buổi họp báo Bộ Công thương chiều 4/11.

Theo đó, trước thông tin cho rằng, EVN và các chủ đầu tư xây dựng thủy điện chưa đóng hàng trăm tỉ phí sử dụng môi trường, cùng với con số hàng ngàn ha rừng chuyển đổi sang làm thủy điện không được trồng hoàn lại, nhưng cũng không chịu nộp tiền về quỹ, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công thương), giải thích EVN đã hoàn trả hết nợ, các doanh nghiệp khác thuộc quản lý của địa phương.

 
“Năm 2012, Bộ Công thương cũng nhận được công văn từ Bộ NN&PTNT liên quan đến con số nợ đọng 300 tỷ phí sử dụng môi trường rừng của EVN và nhiều chủ đầu tư xây dựng thủy điện khác. Sau khi nhận được công văn, Bộ Công thương với trách nhiệm quản lý ngành đã chỉ đạo EVN phải hoàn trả số tiền này cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
 
 
Nhiều diện tích rừng ở khu vực hồ thủy điện Buôn Tua Srah (tỉnh Đắk Lắk) đã bị phá tan nát Ảnh: NLĐ
 
 
Theo báo cáo từ 9/1/2013, EVN đã thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương hoàn trả toàn bộ số tiền nợ đọng năm 2011-2012, đồng thời cũng cam kết sẽ thực hiện nghiêm chi phí phát sinh nếu có theo đúng hợp đồng”, ông Phúc cho hay.
 
Cũng theo ông Phúc, dù Bộ Công thương đã chỉ đạo EVN thực hiện ngay trách nhiệm của mình, tuy nhiên, việc hối thúc, truy thu các chủ đầu tư khác là trách nhiệm của địa phương.
 
“Những doanh nghiệp này do địa phương cấp phép và quản lý thì địa phương phải có trách nhiệm yêu cầu các doanh nghiệp hoàn trả theo đúng quy định”, ông Phúc nói.
 
Ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng nói thêm, Nghị định 99/2010/NĐ-CP quy định các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp làm thủy điện sẽ phải trả phí sử dụng môi trường rừng. Số tiền này một mặt nhằm để cải tạo, bảo vệ môi trường đồng thời cũng phục vụ mục đích xóa đói giảm nghèo.
 
Với trách nhiệm của Bộ Công thương, ông Phong khẳng định: “Tất cả các địa phương có các dự án thủy điện lớn, hàng năm đều thu được hàng trăm tỉ đồng phí sử dụng môi trường rừng từ các dự án thủy điện. Những địa phương có thủy điện vừa và nhỏ như Sơn La, các tỉnh miền núi phía Bắc cũng thu được hàng chục tỉ đồng. Số tiền này đều nộp về quỹ phát triển rừng của địa phương”.
 
Ông Phong cho rằng nhiều doanh nghiệp không nộp tiền phí môi trường là không đúng. Theo ông, chỉ có một số ít chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính nên khất nợ.
 
Tuy nhiên năm 2013 Bộ Công thương đã ban hành quy định áp dụng với các thủy điện vừa và nhỏ. Theo đó, sẽ cộng phí bảo vệ môi trường rừng 20 đồng/kwh.
 
“Nghĩa là các chủ đầu tư đều có nguồn thu để trả nợ. Bộ Công thương đã tính chi phí này vào trong giá điện, vậy thì không có lý do gì chủ đầu tư không nộp”, ông Phong khẳng định. 
 
Trong khi đó, theo ông Phạm Hồng Lượng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp, chưa có cơ chế cụ thể để quy đổi số tiền phải bồi hoàn cho 1ha rừng làm thủy điện là bao nhiêu. Mà mức bồi hoàn này chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và chủ đầu tư.
 
“Nhưng cho đến nay thì chưa có một chủ đầu tư dự án thủy điện nào nộp tiền về Quỹ. Hay nói cách khác, Quỹ chưa có một đồng nào”, ông Lượng cho hay.
 
Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT đã phải nhờ tới Quốc hội can thiệp. Theo đó, những chủ đầu tư nào không thực hiện trồng hoàn rừng hoặc không nộp tiền về quỹ có thể yêu cầu địa phương can thiệp rút giấy phép đầu tư.
 
Theo báo cáo của Chính phủ, trong 6 năm, có hơn 20.000 ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.
 
Ông Tô Xuân Phúc - Tổ chức  Forest  Trends  (Hoa  Kỳ) cho biết, nếu tính đúng giá trị thực chưa chắc các doanh nghiệp đã dám làm vì số tiền phải bồi hoàn là quá lớn.
Hiếu Lam (báo Đất việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ Công thương phản bác việc "nợ" tiền trồng rừng thủy điện

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI