Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Bình Định: Tiết kiệm nguồn nước tưới để chống hạn
(08:24:34 AM 08/07/2013)
Nạo vét hệ thống kênh mương Văn Phong, xã Bình Tường (Tây Sơn).
* Ông có thể cho biết lượng nước tích trữ ở các hồ chứa nước do đơn vị quản lý sau khi cung cấp nước tưới cho sản xuất vụ Hè Thu?
- Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định được tỉnh giao trực tiếp quản lý 15 hồ chứa nước có dung tích lớn trên địa bàn tỉnh, 22 đập dâng, 750 km kênh mương, 2.500 công trình trên kênh, hàng năm phục vụ tưới cho 54.000 ha lúa và cây trồng các loại, cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản ở các địa phương ven biển. Sau khi kết thúc tưới vụ Hè Thu năm nay, hầu hết các hồ chứa có dung tích nhỏ đều đã hết nước; lượng nước còn lại ở các hồ chứa vừa và lớn khá thấp, nên dự báo khả năng phục vụ tưới cho sản xuất vụ Mùa rất khó khăn.
Hiện nay, qua kiểm tra tại 15 hồ chứa nước do đơn vị quản lý, có 2 hồ đã khô kiệt, 13 hồ còn lại (không tính hồ Định Bình - Vĩnh Thạnh) chỉ còn 39 triệu m3/222 triệu m3, khoảng 17% dung tích thiết kế. Trong đó, hồ Núi Một (thị xã An Nhơn) còn 16,82 triệu/110 triệu m3, hồ Hội Sơn (Phù Cát) 4,24 triệu/44,5 triệu m3, hồ Vạn Hội (Hoài Ân) 1,63 triệu/14,5 triệu m3, hồ Thuận Ninh (Tây Sơn) 5,16 triệu/35,36 triệu m3, hồ Long Mỹ (TP Quy Nhơn) 1,97 triệu/3 triệu m3, hồ Suối Tre (Phù Cát) 0,55 triệu/4,93 triệu m3, hồ Quang Hiển (Vân Canh) 3 triệu/3,85 triệu m3, hồ Hà Nhe (Vĩnh Thạnh) 0,3 triệu/3,74 triệu m3, hồ Tà Niêng (Vĩnh Thạnh) 0,21 triệu/0,65 triệu m3, hồ Hòn Lập (Vĩnh Thạnh) 2,01 triệu/3,1 triệu m3.
Bên cạnh đó, đã có 136/146 hồ chứa do địa phương quản lý khô kiệt nước, trong đó, huyện Phù Mỹ có 43/44 hồ khô nước, Phù Cát 20/22 hồ, Hoài Ân 19/21 hồ, Hoài Nhơn 15/17 hồ, Tây Sơn 24/24 hồ…; lượng nước còn lại khoảng 8/117 triệu m3.
* Trong điều kiện nguồn nước tưới khó khăn như vậy, kế hoạch cung cấp nước trong vụ Mùa của Công ty như thế nào, thưa ông?
- Theo kế hoạch sản xuất của ngành Nông nghiệp tỉnh, trong vụ Mùa, toàn tỉnh thực hiện gieo sạ 20.500 ha lúa, nhưng diện tích chủ động nước tưới chỉ có 7.500 ha, còn lại phải đặt trong tình trạng bấp bênh do thiếu nước tưới, nhiều diện tích phải chuyển sang gieo khô để chờ mưa cuối vụ. Riêng đối với đơn vị, do nguồn nước tại các hồ chứa bị thiếu hụt nghiêm trọng nên chỉ đảm bảo cung cấp nước tưới cho 4.803 ha/6.570 ha lúa vụ Mùa, còn lại 1.767 ha không đủ nước tưới đành phải bỏ hoang, hoặc vận động nông dân chuyển sang cây trồng cạn hoặc gieo khô.
Hiện nay, đơn vị đã tiến hành khoanh vùng, thông báo diện tích đủ nước tưới đến các địa phương và bà con nông dân để có kế hoạch chủ động sản xuất. Theo đó, những vùng sản xuất lúa chủ động nguồn nước tưới trong vụ Mùa đã được khoanh vùng gồm: hệ thống kênh tưới đập Lại Giang (Hoài Nhơn) tưới 736 ha; hồ Cẩn Hậu, xã Hoài Sơn (Hoài Nhơn) 269 ha; hồ Hội Sơn (Phù Cát) 735 ha; hệ thống kênh tưới sông Côn 1.127 ha; hệ thống kênh tưới Văn Phong (Tây Sơn) 740,5 ha; kênh tưới Thuận Ninh 570 ha; hồ Hòn Lập (Vĩnh Thạnh) 204 ha; hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh) 327 ha; hồ Hà Nhe (Vĩnh Thạnh) 20 ha; hồ Vạn Hội (Hoài Ân) 5 ha.
Ngoài ra, đơn vị còn phải chủ động nguồn nước đảm bảo cung ứng cho nuôi trồng thủy sản, nước sinh hoạt cho nhân dân các xã khu Đông Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát… Với điều kiện nắng nóng kéo dài như hiện nay, nếu không có kế hoạch phân phối nước hợp lý thì khó phục vụ sản xuất vụ Mùa, nhất là có khả năng sẽ xảy ra tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn khốc liệt trong tháng 7 và tháng 8 tới.
* Để việc cung cấp nước tưới cho sản xuất vụ Mùa đạt hiệu quả, tránh xảy ra hạn hán cục bộ, Công ty đã triển khai những giải pháp gì?
- Hiện nay, Công ty đang phối hợp với các địa phương, các HTXNN tổ chức phân bổ nguồn nước tưới hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo cho diện tích lúa vụ Mùa được sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã tiến hành đầu tư gần 25 tỉ đồng từ nguồn hỗ trợ thủy lợi phí của Bộ Tài chính để tu sửa, nâng cấp, nạo vét 71 hạng mục công trình thủy lợi, kênh mương trên địa bàn tỉnh, gồm các tuyến kênh mương, đoạn đê sông, cống lấy nước, hệ thống đập dâng bị sạt lở.
Ngành Nông nghiệp và các địa phương cũng khuyến khích nông dân chuyển đổi nhiều diện tích lúa thiếu nước sang trồng cây trồng cạn hoặc gieo khô lúa vụ Mùa để chờ mưa ở cuối vụ. Công ty cũng đã phối hợp với các huyện xây dựng các phiên lịch tưới cụ thể cho từng vùng, từng cánh đồng, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm như ướt - khô xen kẽ, nông - lộ phơi, tránh tình trạng thiếu nước tưới cục bộ.
Đối với các địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng hạn hán cục bộ ở các chân ruộng cao sạ cưỡng, ngành Nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo người dân chủ động triển khai các biện pháp chống hạn ngay từ đầu vụ. Đơn vị đã phân công cán bộ phụ trách thủy lợi trực tiếp đến các địa phương hướng dẫn bà con triển khai các biện pháp tưới nước tiết kiệm, tổ chức khoan, đào giếng, hỗ trợ máy bơm nước. Đồng thời, đơn vị đang kiến nghị Sở NN-PTNT, UBND tỉnh hỗ trợ 8 tỉ đồng để phục vụ công tác chống hạn cho lúa và hoa màu, đảm bảo sản xuất vụ Mùa thắng lợi.
* Cảm ơn ông!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.