Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Béo phì, suy dinh dưỡng đang đe dọa kinh tế thế giới
(15:02:48 PM 05/06/2013)
Theo FAO, năng suất lao động sụt giảm và chi phí y tế leo thang liên quan đến vấn đề béo phì sẽ khiến kinh tế thế giới tiêu tốn khoảng 1.400 tỷ USD/năm. Cải thiện vấn đề dinh dưỡng sẽ giúp tăng cao lợi nhuận "với tỷ lệ lợi ích trên chi phí ở mức xấp xỉ 13/1" trong bối cảnh khoảng 1,4 tỷ người trên thế giới đang ở trong tình trạng thừa cân và 1/3 số đó bị béo phì.
Ảnh minh họa. (Nguồn: cdn.thedailybeast.com)
FAO nhấn mạnh rằng trong khi hiện có một số tiến bộ trong việc giảm bớt tình trạng tỷ lệ người dân thiếu ăn trên thế giới, vấn đề cải thiện dinh dưỡng vẫn chỉ coi là ưu tiên thứ yếu đối với nhiều nước. Theo Giám đốc FAO Jose Graziano da Silva, các nước sẽ phải nỗ lực không gì khác hơn là xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡng và các cộng đồng phát triển đang chú ý nhiều hơn đến vấn đề suy dinh dưỡng.
Trong báo cáo hàng năm, FAO cho hay 12,5% dân số thế giới - tương đương 868 triệu người dân - vẫn còn thiếu ăn, trong khi 26% số trẻ chậm phát triển do suy dinh dưỡng. Mức chi phí liên quan đến vấn đề thiếu ăn ước tính lên tới 2/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, tương đương 1.400-2.100 tỷ USD/năm.
FAO cho biết, tình trạng suy dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tiếp tục làm giảm chất lượng sống và tuổi thọ của hàng triệu người, đồng thời các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh béo phì, như bệnh tim và tiểu đường, gây ảnh hưởng đến nhiều triệu người khác. Chìa khóa để chống suy dinh dưỡng là chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng và để thực hiện điều đó tất cả các nước phải bắt đầu bằng lương thực, thực phẩm và nông nghiệp.
Báo cáo của FAO đã đưa ra một số kiến nghị, trong đó có sử dụng các chính sách phát triển nông nghiệp thích hợp; đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu để tăng năng suất; hạn chế tình trạng thất thoát và lãng phí lương thực, thực phẩm, hiện tăng lên mức 1/3 tổng số lương thực được sản xuất cho người tiêu dùng hàng năm; giúp người tiêu dùng lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp để có dinh dưỡng tốt hơn thông qua giáo dục và cung cấp thông tin; bảo đảm chế độ cung cấp lương thực đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bà mẹ và trẻ em.
Theo báo cáo của FAO, xây dựng các hệ thống lương thực, thực phẩm tăng chất dinh dưỡng là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi cam kết chính trị mạnh mẽ và sự lãnh đạo ở cấp cao nhất, các mối quan hệ đối tác rộng rãi và các biện pháp phối hợp với các ngành quan trọng khác như y tế và giáo dục.
Ngoài ra, FAO cũng đưa ra một số dự án khả thi nhằm tăng các chất dinh dưỡng như phát triển các khu vườn gia đình ở Tây Phi; khuyến khích gieo trồng các loại rau và các hệ thống chăn nuôi gia súc cùng với các hoạt động tạo thêm thu nhập ở một số nước châu Á; đẩy mạnh mối quan hệ đối tác công-tư để làm giàu các sản phẩm như sữa chua hoặc dầu ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.