Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Bất ổn trong bán vàng bình ổn !
(20:44:46 PM 25/08/2011)Ảnh minh họa. |
Hôm qua, việc bán vẫn tiếp tục với con số chừng 4.000 lượng. Tại Hà Nội, theo đại diện SJC, một lượng vàng thấp hơn với tên gọi “bình ổn” cũng đã xuất kho. Để DN thực hiện chương trình này, dù muốn hay không, ít nhiều NHNN sẽ phải mở “hầu bao” ưu đãi.
Tuy nhiên, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, với việc giá vàng quay đầu giảm 1 triệu đồng/lượng chỉ sau một ngày, những người may mắn mua vàng “ưu đãi” bỗng chốc nhìn số vàng trên với con mắt bị ngược đãi bởi bỗng dưng mất tiêu tới cả chục triệu đồng.
Ở một góc độ, những nhà đầu tư “ôm” vàng bình ổn đã trở thành nạn nhân của chính họ. Nhưng cũng không thể phủ nhận, việc đưa ra một chương trình với tên gọi kỳ cục “bán vàng bình ổn” đã cho thấy, cơ quan quản lý đang lúng túng và điều hành có... vấn đề. Mặc dù việc bán vàng giá thấp được giải thích là công ty SJC triển khai theo trách nhiệm cam kết với Ngân hàng Nhà nước khi nhận quota nhập khẩu vàng đợt hai.
Không phải đến thời điểm này, mà từ vài năm nay, tại TP.Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã có chương trình bán hàng bình ổn. Với lý do để ổn định thị trường, mà sâu xa hơn là ổn định đời sống dân nghèo, một số doanh nghiệp được nhà nước ưu đãi đủ điều kiện (nguồn cung, địa điểm, lãi suất vay vốn), để họ cung cấp, bán các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với giá thấp hơn thị trường 10%.
Mục tiêu thì tốt nhưng cách thực hiện thì đã có vấn đề: từ chuyện giá cả hàng bình ổn vẫn cao, tới chất lượng hàng cũng như đối tượng thụ hưởng không như mong đợi, rất nhiều thứ “bất ổn” đã xảy ra.
Một chuyên gia kinh tế nhận định: việc lạm dụng “hành chính hóa” để điều tiết quản lý thị trường là điều không nên. Với vàng càng không phải, vì nó không phải là thứ “cơm ăn, nước uống” trong đời sống hằng ngày. Theo vị này, nếu cơ quan quản lý cứ bị động mà lẽo đẽo chạy theo thị trường như vậy thì chỉ khiến sớm phát sinh những điều bất ổn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.