Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Atisô Đà Lạt trước nguy cơ xóa sổ
(13:19:20 PM 11/07/2012)
Ông Thành - nông dân ở P.12, TP Đà Lạt - chỉ còn giữ lại một ít atisô trên ruộng của mình - Ảnh: V.CƯỜNG |
Từng một thời được xem là cây làm giàu của nông dân Đà Lạt, cây atisô hiện đang có nguy cơ bị xóa sổ, diện tích ngày càng thu hẹp dần... Theo Phòng Kinh tế TP Đà Lạt, đến nay diện tích atisô tại TP Đà Lạt chỉ còn khoảng 50ha, giảm đến 75% so với năm 1998 và dự báo tiếp tục giảm.
Phá bỏ cây atisô
Sau nhiều năm gắn bó với cây atisô, cuối tháng 5-2012, ông Lê Văn Đạt (Thái Phiên, TP Đà Lạt) đã phá bỏ hơn 1.000m2 trồng cây atisô để chuyển sang trồng hoa đồng tiền, chỉ giữ lại 500m2 cây này do đất quá cằn không thể trồng loại cây khác. “Trồng atisô không còn hấp dẫn nữa do hiệu quả kinh tế thấp, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch kéo dài hơn 10 tháng...” - ông Đạt nói.
Cũng như ông Đạt, hàng loạt nông dân từ nhiều năm “chung tình” với cây atisô tại phường 11 và 12, TP Đà Lạt, như anh Đào Văn Thắng, Vũ Xuân Đình, Phạm Văn Kiên... đã phải phá bỏ phần lớn diện tích atisô để chuyển đổi sang trồng các loại hoa màu khác cho thu nhập cao hơn.
Theo anh Phạm Văn Kiên, chi phí đầu tư cây atisô lên đến 15 triệu đồng mỗi sào, sau mười tháng mới thu hoạch. Với giá bán từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, nông dân chỉ lời 15 triệu đồng/sào sau khi trừ mọi chi phí. Trong khi đó, cũng với diện tích trên, mỗi năm nhà vườn sẽ làm được ba vụ hoa cúc, nếu thị trường thuận lợi, mỗi vụ cho lãi ròng khoảng 20 triệu đồng.
Ông Hồ Ngọc Dinh, chủ tịch Hội Nông dân phường 12 - nơi trồng nhiều atisô nhất TP Đà Lạt, cho biết cách đây nhiều năm, mặc dù chi phí đầu tư thấp nhưng giá mỗi ký bông atisô tươi luôn được bán tại vườn 70.000-100.000 đồng/kg. “Dù lúc đó diện tích nhiều, sản lượng lớn nhưng hoa atisô không khi nào bị ế, thương lái đến tận vườn mua. Thế nhưng hiện nay, diện tích atisô rất ít, chi phí đầu tư cao nhưng giá bán lại quá thấp...” - ông Dinh nói.
Thị trường kén chọn
Ông Nguyễn Đức Cứ, nguyên phó trưởng Phòng kinh tế TP Đà Lạt, là người có nhiều năm nghiên cứu về cây atisô, cho rằng đầu ra khó khăn là nguyên nhân khiến diện tích atisô tại Đà Lạt giảm mạnh trong thời gian qua. “Bông atisô chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa nhưng nhu cầu người tiêu dùng loại đặc sản này không nhiều” - ông Cứ nói. Theo ông Cứ, hằng năm Đà Lạt thu hoạch hơn 3.000 tấn atisô tươi, nhưng chỉ một lượng nhỏ trong số này được bán cho người tiêu dùng sử dụng làm thực phẩm, số còn lại nhập cho các cơ sở chế biến trà, cao và dược liệu tại Đà Lạt và TP.HCM.
Một số nhà hàng tại Đà Lạt cũng cho biết canh atisô - một loại đặc sản của Đà Lạt - thường rất kén khách vì giá cả chế biến món ăn từ bông atisô thường khá đắt, nên chỉ có những đoàn khách “hạng sang” mới đặt làm những món canh có bông atisô. Theo bà Phan Thị Chi - giám đốc nhà hàng khách sạn Golf 3 Đà Lạt, vì atisô là một món ăn đặc sản của Đà Lạt, không chỉ bổ dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe nên có tới 70% thực khách vào nhà hàng gọi món canh này nhưng số lượng không nhiều.
Ông Đào Văn Toàn, chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng, cho rằng Đà Lạt hiện có gần 10 công ty chuyên chế biến sản phẩm từ cây atisô thành trà, dược liệu, cao, chưa kể cả chục cơ sở chế biến nhỏ lẻ khác đang hoạt động. Do đó, nhu cầu atisô làm nguyên liệu cho các cơ sở này hiện rất lớn. “Atisô là loại cây đặc sản của Đà Lạt, nếu diện tích trồng cây này ngày càng giảm không chỉ là điều đáng tiếc đối với Đà Lạt, mà các nhà máy cũng có nguy cơ thiếu nguyên liệu...” - ông Toàn nói.
Theo dược sĩ Nguyễn Thọ Biên - chủ tịch Hội Dược Lâm Đồng, atisô và các chế phẩm từ atisô được coi là kinh điển trong “thực vật liệu pháp” nhằm kích thích và tăng cường các chức năng tiêu hóa, bài tiết thải độc. Cây atisô còn non có thể luộc chín hay nấu canh ăn, những bộ phận thường được dùng làm rau là cụm hoa. Hoa atisô tươi có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Đây là một loại rau cao cấp, khi nấu chín rất dễ tiêu hóa, dùng trị đau gan, giảm đau dạ dày, rất cần cho những người bị bệnh tiểu đường. Lá và thân của atisô được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.