»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:02:32 AM (GMT+7)

Ai đang lấn sông Sài Gòn?

(21:43:09 PM 24/04/2019)
(Tin Môi Trường) - UBND TP.HCM sẽ đánh giá lại 50 đồ án quy hoạch phân khu đã được duyệt dọc hai bên bờ sông Sài Gòn để sử dụng tối ưu diện tích đất.

Cuối tháng 4/2019, lãnh đạo UBND TP. HCM đã có công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát hiện trạng sử dụng đất hai bên bờ sông, xác định quyền sở hữu để lên phương án khai thác hợp lý; đề xuất điều chỉnh phạm vi chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ theo từng đoạn, tuyến sông.

 
Cụ thể, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM được giao đánh giá tổng thể 50 đồ án quy hoạch phân khu đã được duyệt dọc hai bên bờ sông Sài Gòn để làm rõ  điểm nổi bật về vị trí, cảnh quan và sử dụng đất của từng khu vực.
 
Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM sẽ rà soát hiện trạng sử dụng đất hai bên bờ sông, xác định những khu vực do nhà nước quản lý, đất của người dân đang sử dụng để lên phương án khai thác hợp lý.
 
Ai[-]đang[-]lấn[-]sông[-]Sài[-]Gòn?
Sông Sài Gòn đang bị xâm chiếm bởi nhiều dự án bất động sản.
 
Sở GTVT TP. HCM tổ chức lập và công bố mép bờ cao quy hoạch sông đối với các khu vực chưa công bố; đề xuất phương án điều chỉnh phạm vi chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ theo từng đoạn, tuyến sông phù hợp với điều kiện thực tế.
 
Nhiều tờ báo thống kê vào cuối tháng 4/2019, hiện có 116 lô đất ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ sông Sài Gòn. Trong đó có đến 76 công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng của 13 doanh nghiệp.
 
Đứng đầu bảng danh sách lấn bờ sông Sài Gòn là dự án nhà ở của Công ty Liên doanh ven sông Sài Gòn (Riverside - khu A) với 13 công trình nhà ở chỉ cách mép nước 7,5 m.
 
Xếp thứ 2 là Công ty TNHH Văn Minh có công trình nhà ở cách sông 10m; đáng nói công trình nhà ở vi phạm của công ty này đã bị ngành chức năng ra quyết định xử phạt yêu cầu tự tháo dỡ nhưng chủ đầu tư không chấp hành.
 
Tiếp đến là các công ty gồm: Công ty TNHH Hải Vương; Công ty TNHH XD Thế Minh; Công ty Liên doanh TNHH Sài Gòn Riviera; Công đoàn Công ty Thép Miền Nam; Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận; Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tân Bình; Công ty TNHH TM-DV Chiến Thắng; Công ty Cổ phần Eden....
 
Năm 2018, nhiều người dân tại khu vực P. Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức phản ánh, công trình kè bảo vệ sông Sài Gòn tại khu dân cư - công viên giải trí Hiệp Bình Phước (có tên thương mại là khu đô thị Vạn Phúc) do Công ty CP đầu tư địa ốc Vạn Phúc làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đang có dấu hiệu lấn sông Sài Gòn một cách nghiêm trọng.
 
Trên hệ thống móng cọc bê tông này, đơn vị thi công đã sử dụng các vật liệu rắn và cát để san lấp. Ước tính, số diện tích mặt nước bị lấn chiếm có thể tạo thêm cho dự án này rất nhiều diện tích đất.
 
Đáng nói là trong danh sách các dự án lấn bờ sông Sài Gòn kể trên có gần một nửa đã nhận quyết định cưỡng chế yêu cầu tháo dỡ.
 
Thế nhưng, kể từ thời điểm ban hành quyết định cho đến nay trải qua nhiều năm, không ít chủ đầu tư vẫn không thực hiện dù các căn biệt thự đã được sang tay qua nhiều đời chủ.
 
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Ủy viên Hội đồng Quy hoach - Kiến trúc TP.HCM, thì bờ sông là tài sản chung của nhân dân, phải coi sông Sài Gòn là mặt tiền của thành phố.
 
“Về nguyên tắc, việc các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ theo từng đoạn sẽ tạo ra hiện tượng xói lở hàm ếch rất nguy hiểm. Mặt khác còn có các ảnh hưởng liên quan đến dòng chảy.
 
Trước giờ chúng ta chưa có quy hoạch sông Sài Gòn một cách cụ thể nên cần có những biện pháp kiên quyết để đảm bảo hành lang bảo vệ bờ sông” - ông Hòa phân tích.
Tiến Hưng (báo Đất việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ai đang lấn sông Sài Gòn?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI