Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
5.000 tỉ đồng chạm vào... cầu Long Biên
(21:37:37 PM 10/10/2011)
Cầu Long Biên - Ảnh: Tư liệu
Khi dùng một gói tiền lớn để can thiệp vào một chứng tích, biến nơi đây thành một bảo tàng lịch sử cận đại... bố cục của dự án tôn tạo này chứa những tham vọng không cần thiết. “Bảo tàng lịch sử cận đại” là chiếc áo quá rộng khoác vào một chiếc cầu, dẫu Long Biên đã từng gắn với lịch sử gìn giữ độc lập dân tộc. Bởi một Long Biên, dù khôi phục quá khứ bằng tư liệu, hiện vật cũng chỉ là một lát cắt của lịch sử và là một “mảnh linh hồn” của văn hoá Hà Nội.
Rồi lối sống tiêu dùng hiện đại như càphê, nhà hàng được đặt trên các toa xe là một sự du nhập không tương xứng với cái mà Long Biên đang có là một đường ray cho tàu chạy suốt thời gian qua. Linh hồn của cầu Long Biên là ở đường ray, nơi mà mỗi ngày đêm có tiếng còi tàu vào Hà Nội. Giả sử điều này mất đi theo những giọt càphê, hay bát phở gà trên toa nhà hàng thì Long Biên sẽ hao hao như bao con phố khác ở thủ đô. Sự khác biệt không còn thì vẻ đẹp nào được tôn vinh?
Đành rằng, ở thời điểm này, sự nhếch nhác trên cầu là có thật. Ban ngày họp chợ tự phát, ban đêm hàng nước phục vụ khách ra đứng ngắm sông... đã chiếm dụng không gian đi lại. Dưới chân cầu vẫn còn những ổ rác, kim tiêm, những thân phận trôi dạt… Nếu biến khu vực bãi Giữa thành công viên sinh thái, liệu có xoá sạch hiện trạng nhếch nhác này không? Nếu xét về sự thi vị của người đi qua cầu Long Biên thì có thể chia thành cảm giác động và tĩnh. Tĩnh là phần giao thoa từ quá khứ đến hiện tại, là ở động thái ngắm nhìn từ trên cầu. Động là chức năng giao thông của cầu gắn với hình ảnh đoàn tàu đi qua. Bảo tồn thành công là bảo tồn được cảm giác thi vị này.
Các hạng mục như bảo tàng cổ vật, bảo tàng nghệ thuật đương đại, vườn treo và các phố nghề... đặt ra vấn đề: thứ nhất, liệu đảm bảo có cổ vật và có các tác phẩm nghệ thuật đương đại để trưng bày không? Đó là chưa kể đến tính cạnh tranh về hàm lượng văn hoá của bảo tàng so với các bảo tàng đã tồn tại giữa Hà Nội. Thứ hai, không gian một phố nghề hay vườn treo có sức sống không chỉ là vòm cầu, trong khi trước và sau vòm cầu là quán bia, tiệm phở, shop thời trang… Sinh kế của người dân khó mà đổi thay để nhường chỗ cho một không gian đặc sệt văn hoá trưng bày.
Tình yêu đối với một cây cầu đã cũ là một điều quý. Từ tình yêu đó có thể huy động các học giả, chuyên gia vào cuộc để có một lăng kính nhìn thấy Long Biên từ quá khứ đến mai sau. Không còn sự chọn lựa nào khác là đưa Long Biên vào sống trong luật Di sản để có cách ứng xử hợp lý.
Dự án “Quy hoạch bảo tồn, cải tạo và phát triển cầu Long Biên và khu vực xung quanh cầu” do kiến trúc sư Nguyễn Nga, tổng giám đốc công ty Cầu Rồng đề xuất. Với kinh phí gần 5.000 tỉ đồng, trong vòng mười năm, bà dự định sẽ cải tạo và quy hoạch cầu Long Biên thành bảo tàng sống, khu văn hoá, du lịch bậc nhất giữa lòng thủ đô.
Theo đề án, cây cầu sẽ được nâng cao 3m để tàu thuyền đi lại; được nới rộng và được gắn pháo trên những nhịp cũ để giữ lại ký ức một thời hào hùng của lịch sử dân tộc. Đường ray ở chính giữa sẽ dành riêng cho các hoạt động văn hoá sáng tạo. Những nhịp cầu sẽ được bao phủ bởi những tấm kính trong suốt và một không gian lớn sẽ được dành để triển lãm mô hình tàu hoả chạy bằng hơi nước, các toa tàu cổ trở thành quán càphê, nhà hàng.
Phần gầm cầu gồm 131 vòm cầu dọc phố Gầm Cầu và Phùng Hưng sẽ được cải tạo thành những khu vườn treo, tạo ra những phòng triển lãm nghệ thuật truyền thống. Khu bãi giữa sông Hồng sẽ được đắp cao, xây kè thành công viên tự nhiên với làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải... Bên bờ Bắc, về phía Gia Lâm sẽ dựng tháp Sen – bảo tàng nghệ thuật đương đại có hình dáng bông hoa sen đang hé nở – loài hoa sắp trở thành “Quốc hoa” Việt Nam. Dự án này đang được trưng cầu ý kiến (theo www.dangcongsan.vn)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.