»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:33:04 AM (GMT+7)

10.000 tỷ đóng tàu thép: Đừng dùng máy chính Trung Quốc!

(09:44:03 AM 18/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Kỹ sư đóng tàu lão làng Nguyễn Đăng Cường cho rằng tuyệt đối không được sử dụng máy Trung Quốc làm máy chính cho tàu cá vỏ thép của Việt Nam.

Loại ngay phương án dùng máy Trung Quốc



Mẫu tàu cá vỏ thép do SBIC đóng 

 

Chiều ngày 18/6/2014, phóng viên  đã có cuộc trao đổi với thạc sỹ, kỹ sư Nguyễn Đăng Cường (SN 1940), từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành cơ khí đóng tàu và thủy sản của Việt Nam.

Xung quanh vấn đề Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy SBIC (tiền thân là Vinashin) đang đóng các tàu cá vỏ thép mẫu cho ngư dân vươn khơi, phục vụ chương trình 10.000 tỷ hỗ trợ ngư dân đóng tàu của Chính phủ, ông Nguyễn Đăng Cường đã có một số nhận định rất đáng chú ý.

Chuyên gia Nguyễn Đăng Cường chia sẻ: "Trong buổi hội thảo mà Hội Khoa học Biển TP.HCM tổ chức hồi đầu tháng 6 vừa qua, tôi thấy trong các phương án thiết kế một số mẫu tàu mà SBIC đưa ra có 5, 6 chủng loại máy chính được lựa chọn, trong đó có cả máy của Trung Quốc. Quan điểm của tôi là đề nghị loại ngay phương án này."

Ông Nguyễn Đăng Cường lý giải: "Nói về máy chính, là yếu tố sống còn của con tàu, vì vậy cho nên phải nghĩ rộng ra, nghĩ đến sửa chữa, phụ tùng thay thế, nghĩ đến chất lượng, chứ không chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt.

Nói đến máy Trung Quốc hay bất cứ thứ gì của Trung Quốc thì người ta đã nghĩ ngay đến đồ rởm. Mặc dù họ cũng có những cái máy rất tiên tiến, công nghệ cao, nhưng ta có thể được tiếp cận với cái loại công nghệ ấy không. Còn những sản phẩm bậc trung, máy Trung Quốc không thể bằng được hàng Đức, hàng Nhật, yếu tố duy nhất là giá thành rẻ hơn thôi.

Nhưng nếu sử dụng máy của quốc gia này, chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào các vấn đề thiết bị phụ tùng thay thế, sửa chữa, bảo hành... Trong tình hình vấn đề phức tạp với Trung Quốc như hiện nay, rủi ro về thiết bị thay thế là không hề nhỏ? Tránh phụ thuộc bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu."



Mẫu tàu cá vỏ gỗ lớn nhất miền Trung có công suất 1.150 mã lực không thua kém gì mẫu vỏ thép của SBIC 


Ông Nguyễn Đăng Cường cho biết thêm: "Tôi có đề nghị thì chủng loại máy nên chỉ khóa lại trong 3 chủng loại máy để lựa chọn, không nên mở rộng. Phải nghĩ đến sau 5 năm nữa vấn đề phát sinh như sửa chữa, phụ tùng thay thế, quá nhiều máy, quá nhiều chủng loại.

Đồng thời, nhiều loại máy thì đào tạo đội ngũ sửa chữa rất phức tạp, trong khi ngư dân, thợ máy, kỹ sư của ta đang quen với một số máy thông dụng, thì nên lựa chọn những loại đó để tránh phải đào tạo lại, tích lũy kinh nghiệm lại. Tôi lấy ví dụ máy Yanmar được dân ta rất được ưa chuộng."

Mẫu tàu của SBIC không khả dụng

Tiếp tục phân tích về những thiết kế mà SBIC đưa ra, ông Nguyễn Đăng Cường nhận định: "Cốt lõi của tàu cá nói riêng và tàu thủy nói chung là tuyến hình, mà với tuyến hình từ thiết kế của SBIC thì không phải vùng biển nào của Việt Nam cũng phù hợp".

"Nhìn vào những con tàu này cứ cảm giác như cái tàu giao thông, có thêm mấy khoang chứa cá. Ươ đồ khai thác cũng không thấy nói, trong khi mỗi tàu cá phải phù hợp với cái nghề đặc trưng. Theo nhận định của tôi, những người thiết kế các mẫu tàu này không am hiểu gì về nghề cá.

Tóm lại, mẫu tàu cho ngư dân quan trọng là phải phù hợp với vùng biển . Đó là gì? Là luồng lạch, sóng gió, thời tiết hàng năm, là tập quán đánh cá, điều kiện ngư trường, đánh bắt loại hải sản nào...  Tất cả những yếu tố đó mỗi vùng biển đều khác nhau, không thể mang một mẫu để đi ra tất cả các vùng biển được. Làm như thế, tư duy như thế là thất bại đấy" - Ông Nguyễn Đăng Cường phân tích.
 


Cần phải làm một cách nhanh chóng nhưng phải hiệu quả, cẩn trọng để ngư dân Việt Nam có thể tự tin vươn khơi mà an toàn với số vốn vay của mình 


Chuyên gia ngoài 70 tuổi này nói những lời tâm huyết: "Số tiền lớn như thế mà không có biện pháp quản lý chặt chẽ, đến khi đồng tiền về tay người dân, cái giá trị bị hao hụt có thể sẽ rất nhiều.

Tôi mong, nhà nước phải lập một ban độc lập gồm các chuyên gia kinh tế, hàng hải để thẩm định. Với mỗi một con tàu phải có triết tính rõ ràng, phải được các chuyên gia đó thẩm định giá trị rõ ràng.

Có như vậy mới đảm bảo được sự an toàn cho ngư dân và đồng vốn của nhà nước. Nói cách khác là tạo ra thành công cho Chương trình hỗ trợ rất đáng quý này."

Ông Nguyễn Đăng Cường (SN 1940), tốt nghiệp Thạc sĩ, kỹ sư tại Đại học Bách Khoa Gdansk (1964), liên tục công tác trong ngành thủy sản từ năm 1965 tới năm 2000. Từng giữ các chức vụ Phân viện phó Phân viện Thiết kế có khí tàu cá (1976), Phó Tổng Giám đốc cơ khí Thủy sản III (từ 1984), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (2004).

Ông từng trực tiếp tham gia hàng loạt các chuyến đi biển cùng ngư dân tất cả các nghề, tham gia trực tiếp thiết kế, đóng lắp và đi thử nghiệm trên biển các loại tàu cá, tàu tôm. Trực tiếp điều tra các mẫu tàu dân gian điển hình được ngư dân ưa chuộng từ Móng cái Quảng Ninh đến Kiến giang trong thời chiến và hòa bình.

Chuyên gia Nguyễn Đăng Cường đã cho xuất bản hàng loạt cuốn sách, trong đó đáng chú ý là cuốn "Tuyển tập mẫu tàu cá Việt nam" xuất bản từ 1983 và được tái bản nhiều lần.
 

Đỗ Tú -báo ĐV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 10.000 tỷ đóng tàu thép: Đừng dùng máy chính Trung Quốc!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI