»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:43:29 AM (GMT+7)

Tạo cơn sốt đỉa, lái buôn Trung Quốc lừa đảo ra sao?

(20:44:07 PM 04/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Bỏ tiền tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá, sau khi thu mua với giá cũ, các thương lái Trung Quốc đã nhập lại hàng cho đầu nậu người Việt bằng giá mới rồi biến mất.
Nông dân bỏ làm đi nuôi đỉa, buôn đỉa

 
Theo ông Phạm Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, cả xã có khoảng 5-6 hộ thu mua và khoảng 100 hộ có người đi bắt đỉa để bán, TTXVN đưa tin.
 
Người dân thu mua và tham gia bắt đỉa từ giữa năm 2012, số lượng thu mua của các hộ là rất lớn, bình thường mỗi hộ thu mua được từ 30 đến 40kg đỉa/ngày, thời điểm thuận lợi về thời tiết có hộ mua tới cả tạ đỉa/ngày. Giá bán cho các mối thu gom tại địa bàn xã Đại Đình lên tới 700.000 đến 750.000 đồng/kg, trung bình mỗi người một ngày bắt được 0,8-0,9kg đỉa, thu 500.000-600.000 đồng/ngày công, sau khi đã trừ các chi phí.

 

Anh Lưu Văn Thắng - một đầu mối thu mua đỉa ở thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. (Ảnh:TTXVN) 

 
 

Theo lãnh đạo địa phương, việc bắt đỉa của bà con thực hiện chủ yếu tại các địa bàn khác như Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang... Họ bắt đỉa về bán cho các mối thu gom là người địa phương, sau đó các đầu mối thu gom lại bán đi nơi khác. Việc thu mua đỉa để làm gì thì chính người đi săn bắt và các mối thu mua ở địa phương đều không hay biết.
 
Anh Lưu Văn Thắng, chủ một đầu mối thu mua đỉa ở thôn Đồng Hội, xã Đại Đình, cho biết tại thôn Đồng Hội, có tới 80% số hộ ở đây đi bắt đỉa. Bình quân mỗi ngày mua được từ 30-40kg, thời gian nhiều có thể mua tới hàng tạ đỉa/ngày. Việc mua vào rồi bán ra kiếm lời rất khá, mỗi kg đỉa có thể lãi từ 30.000 đến 50.000 đồng.
 
Anh Thắng cho biết, chính các hộ thu mua ở địa phương cũng không biết chủ hàng là ai. Tất cả số đỉa thu gom cuối cùng sẽ được mang sang bên kia biên giới, xuất bán đi nước khác. Theo một số người kinh doanh, đỉa có giá nên có người còn nghĩ ra cách cho đỉa ăn mỡ trâu, mỡ bò để tăng trọng lượng.
 
Cơn sốt đỉa từ cuối năm 2012 đã lan tràn khắp các tỉnh miền Nam, Trung và giờ đây nó tái hiện ngay chính tại Thủ đô Hà Nội.  Nhiều người dân sống ở ngoại thành khu vực Cổ Nhuế, Từ Liêm (Hà Nội) những ngày gần đã bỏ bê công việc, nhao đi lùng bắt đỉa bán với giá 800.000 - 1 triệu đồng/kg.
 
Anh Nguyễn Văn Công ở Thanh Ba (Phú Thọ) cho biết, anh đã xuống Hà Nội "ăn dầm nằm dề" được hơn 1 tuần nay để bắt đỉa, sau khi người em họ đã xuống trước được gần 1 tháng. “Mỗi ngày, nếu chăm chỉ đi bắt, cũng được khoảng 3-4 lạng. Có người may mắn còn bắt được nửa cân, bán ra cũng được 200.000-300.000 đồng", anh Công cho biết.
 
Khi được hỏi, từ đâu mà người dân biết những thương lái Trung Quốc sẽ mua đỉa thì họ chỉ ậm ừ, nghe người nọ người kia kháo nhau thì biết, chứ cụ thể thế nào thì chịu.
 
Trước đó, tình trạng thương lái Trung Quốc thu gom đỉa đã xảy ra ở miền Nam như Tây Ninh, TP. HCM... sau đó lan rộng sang một số tỉnh miền Trung và hiện đã xuất hiện ngay tại trung tâm Hà Nội. Giá thu mua cũng lên đến vài trăm nghìn 1kg đỉa, khiến nhiều người dân bỏ việc để đi săn đỉa đem bán.
 
Thủ đoạn tạo sốt, đẩy giá đỉa, bán lại cho người Việt rồi... biến mất
 
Tại Nghệ An, “cơn sốt” đỉa thậm chí còn bùng phát trước cả Hà Nội. Với tin đồn mua đỉa đưa sang Trung Quốc làm thuốc, những thương lái giấu mặt trả giá 180.000 – 200.000 đồng/kg, nhiều người dân các huyện Quế Phong, Quỳnh Lưu bỏ bê công việc, đổ xô ra đồng săn đỉa bán lấy tiền.

 

 Thương lái Trung Quốc biến mất, người dân khóc ròng

 
 

Anh Nguyễn Văn An, nông dân xã Lăng Thành, Yên Thành (Nghệ An) nói: “Ban đầu đỉa được thu gom với giá vài trăm nghìn đồng/kg, sau đó lên tới 400.000 – 500.000 đồng/kg. Thậm chí gần đây, giá đỉa còn được tăng lên 700.000 – 800.000 đồng/kg. Người người đổ về các vùng đồng thấp bắt đỉa, nơi có mực nước ngập quanh năm, đỉa sống rất nhiều ở đó”.
 
Nhiều người dân tại Quế Phong đã bỏ bê ruộng vườn quay sang nuôi đỉa khắp ao hồ, đồng ruộng để bán cho thương lái Trung Quốc với giá không dưới 200 ngàn/kg.
 
Anh Hồ Hữu Dũng ở thị trấn Quế Phong, người đứng ra thu gom hàng tạ đỉa khô bây giờ méo mặt với mớ hàng tồn không xuất đi đâu được vì thương lái Trung Quốc đã bất ngờ biến mất.
 
Anh Dũng phàn nàn: “Ban đầu, các thương lái đặt vấn đề với chúng tôi sẽ nhập đỉa với giá 200.000 đồng/kg. Nhưng qua từng ngày họ lại nâng giá lên gấp đôi. Tôi đứng ra thu mua hàng tạ đỉa khô của nông dân trong vùng. Bây giờ họ biến mất mới chết dở. Tiền bạc trong nhà đổ vào việc gom hàng cả rồi”.
 
Theo nhận định của những người có kinh nghiệm, đây là một chiêu trò kiếm tiền của các thương lái Trung Quốc. Ban đầu họ bỏ tiền ra tạo nên “cơn sốt” đỉa bằng những lần tăng giá đỉa. Sau khi thu mua với giá cũ, các thương lái đã nhập lại hàng cho đầu nậu người Việt bằng giá mới. Khi giá thu mua lên tới đỉnh điểm cũng là lúc các thương lái này đã bán lại hết số đỉa thu mua rồi… biến mất, để lại những cánh đồng đỉa lúc nhúc.

 

(Theo Đất Việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tạo cơn sốt đỉa, lái buôn Trung Quốc lừa đảo ra sao?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI