Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng bị áp thuế dám "dọa" Nhà nước
(10:40:22 AM 18/08/2013)Ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện tư vấn phát triển (CODE) đã chia sẻ về việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế suất tài nguyên khai thác vàng từ 15% lên 25%.
PV: - Thưa ông, mới đây Bộ Tài chính có đề xuất tăng thuế suất tài nguyên đối với ngành khai thác khoáng sản vàng từ 15% lên 25%. Ngay sau đó Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (PSGC) và Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu (BMGMC) đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính cho rằng việc áp dụng chính sách tăng thuế suất tài nguyên với ngành khoáng sản vàng lên 25% sẽ "ảnh hưởng đến tương lai của ngành khai khoáng cũng như tác động tiêu cực tới kinh tế, đầu tư, môi trường, vấn đề an sinh xã hội". Hai công ty này cho rằng có thể buộc phải dừng hoạt động. Là người từng tham gia khảo sát, nghiên cứu tại nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ông bình luận gì về câu chuyện này?
Ông Phạm Quang Tú: - Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam thì việc cần áp dụng các công cụ thuế theo hướng tăng các loại thuế lên để đảm bảo quản lý khai thác và sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên là cần thiết. Với khoáng sản điều chỉnh tăng là nên làm.
Tuy nhiên mức thuế được điều chỉnh về thuế suất tài nguyên như thế nào được cho là đúng và phù hợp thì phải cần hiểu rõ bản chất của thuế tài nguyên là gì. Tức là thuế đánh vào giá trị gốc của tài nguyên đó. Là giá trị nguyên khai.
Ví dụ thuế tài nguyên vàng hiện được tính là 25% thì giá trị nguyên khai của nó là bao nhiêu?!
Ở Việt Nam cách đánh thuế theo % tôi nghĩ rằng là chưa được chuẩn bởi cùng một loại vàng nhưng có những nơi điều kiện khai thác khó, nhưng có nơi lại dễ hơn nên nếu cứ áp theo % thì ở những nơi khai thác khó sẽ bị ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Còn bản chất của thuế tài nguyên thì đã là vàng thì ở đâu cũng vẫn là vàng.
Sản xuất vàng tại mỏ vàng lớn nhất Việt Nam
Do vậy tôi muốn nói là không nên áp chung theo % với tất cả các mỏ vàng mà cần nghiên cứu chi tiết, tính trong cùng một quãng thời gian sẽ có công thức tính cụ thể.
Còn việc doanh nghiệp kêu thì doanh nghiệp phải xem lại hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phản ứng, dọa đóng cửa thì cơ quan đưa ra mức thuế suất này cần chứng minh cho họ thấy với mức thuế suất như vậy thì doanh nghiệp vẫn có lãi. Các giải trình kèm theo đủ để thấy mức thuế đưa ra giúp nhà nước chống thất thu còn doanh nghiệp không bị thiệt.
Tôi cho rằng, nếu doanh nghiệp dọa đóng cửa sẽ có 2 trường hợp:
Một là tăng thuế, thực sự doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nếu tính tất cả các chi phí.
Hai là tăng thuế, doanh nghiệp vẫn có lãi song cứ kêu lên như vậy để hòng có lợi. Tức là khi đó họ thấy ảnh hưởng tới túi tiền, lợi nhuận không được cao như kỳ vọng nên doanh nghiệp cứ kêu lên như thế thôi. Thậm chí họ còn dọa nhà nước.
PV: - Với bất kỳ doanh nghiệp khai thác khoáng sản nào thì tình huống này xảy ra liệu có thêm một góc khác, doanh nghiệp phản ứng bởi vốn các khoản chi đã quá nhiều (khoản ngoài thuế) nên khi tiếp tục phải tăng thêm thì họ phản ứng, trong khi thực tiền mà nhà nước thu về lại không nhiều. Ông nghĩ sao về khả năng này?
Ông Phạm Quang Tú: - Với góc độ này nói chung trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tôi nghĩ là cũng có thể xảy ra.
Thông thường các doanh nghiệp vẫn thường phải bỏ ra những khoản chi phí bôi trơn nên đôi khi có những phản ứng mà chỉ người trong cuộc mới hiểu được.
Trước đó, quá trình khảo sát để Việt Nam tham gia Sáng kiến minh bạch trong khai thác khoáng sản đã chỉ ra hiện thông tin về các khoản thuế và phí này rất thiếu minh bạch.
Ngoài ra việc đóng thuế tài nguyên doanh nghiệp cho nhà nước dựa trên khai báo của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp khai thác 10 chỉ khai báo 5, như vậy nhà nước chỉ thu được 5 đơn vị.
Điều này từng được chứng minh qua kết quả khảo sát nguy cơ tham nhũng ẩn chứa trong một số hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tư vấn Cục Chống Tham nhũng thực hiện năm 2011 đã chỉ ra chi phí không chính thức cho việc xử lý hồ sơ cao.
Ví dụ như chi phí để có quyết định phê duyệt trữ lượng: Trung bình là 110 triệu, cao nhất lên tới 1,2 tỷ.
Kết quả khảo sát thấy có 67% số cơ sở cần chi nhiều hơn 10 triệu; có 26% số cơ sở cần chi nhiều hơn 50 triệu; có hơn 15% cơ sở cần chi nhiều hơn 100 triệu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra chi phí để có Bản thỏa thuận của cơ sở với chính quyền địa phương có 25/110 cơ sở phải chi để có Bản thỏa thuận này. Chi phí trung bình của các cơ sở này là 14 triệu/bản thỏa thuận.
PV: - Vậy theo ông vấn đề tăng thuế suất tài nguyên nên giải quyết như thế nào là thỏa đáng?
Ông Phạm Quang Tú: - Tôi cho rằng trước khi văn bản này được đưa ra thì nhà nước và doanh nghiệp cần ngồi với nhau để thảo luận, trao đổi và chứng minh mức thuế suất đưa ra là phù hợp.
Các tính toán, giải trình từ phía cơ quan nhà nước phải để doanh nghiệp thấy trong mức thuế 25% đó với phương án kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ đảm bảo doanh nghiệp vẫn có nguồn thu nhất định.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.